Hội chứng ngủ rũ hay còn gọi là chứng “buồn ngủ ban ngày” này không dễ phát hiện chút nào nên bạn cần chú ý tới những biểu hiện của căn bệnh để kịp thời điều trị.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hội chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính. Đó là là một hội chứng rất khó phát hiện và có thể mất tới 10 năm để có thể chẩn đoán được. Người ta ước tính rằng khoảng 50% những người mắc phải hội chứng này không hề nhận ra mình bị bệnh.
Cô Caitlin Wallace (20 tuổi) người Mỹ chính là một trong những nạn nhân của hội chứng quái ác này. Khi nghe tiếng chuông điện thoại, gặp một người bạn cũ, thậm chí ngay cả lúc nhận được những bó hoa và chocolate của người yêu, cô đều “bỗng dưng ngủ gục”.
Việc này đã từng diễn ra đến 20 lần một ngày. Theo đó, các bác sĩ ở bệnh viện Đại học James Cook (Hoa Kì) xác nhận Caitlin mắc hội chứng Cataplexy – mất trương lực cơ (hay còn gọi là tê liệt nhất thời) – một trong những biểu hiện của chứng ngủ rũ.
Cô Caitlin Wallace (20 tuổi) người Mỹ chính là một trong những nạn nhân của hội chứng ngủ rũ.
Những người mắc hội chứng ngủ rũ đều không thể quản lý giấc ngủ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự tỉnh táo của bản thân trong một thời gian dài. Vì thế, việc nhận biết những triệu chứng của căn bệnh nhằm giảm thiểu những tác hại của căn bệnh “buồn ngủ cả ngày” này là điều vô cùng cần thiết.
Vậy biểu hiện của căn bệnh kì lạ này là gì?
1. Hay buồn ngủ không kiểm soát vào ban ngày
Đây được gọi là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày (EDS) khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mọi lúc. Theo đó, bạn khó có thể tỉnh táo suốt cả ngày, dẫn tới cảm giác thiếu ngủ không chủ đích, thậm chí chìm vào giấc ngủ dễ dàng.
Nếu thường xuyên buồn ngủ, không tỉnh táo vào ban ngày, bạn có thể đang mắc chứng ngủ rũ đấy!
Những người mắc hội chứng ngủ rũ đều có triệu chứng này dù không mô tả theo cùng một cách. Tuy nhiên, họ đều cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, khó tập trung, trí nhớ kém hoặc tâm trạng dễ thay đổi.
2. Cơ bắp yếu đi, cảm xúc mãnh liệt như dễ bối rối, tức giận hay đột ngột cười lớn
Triệu chứng này được gọi là cataplexy – chứng mất trương lực. Cataplexy không thể kiểm soát và thường gây ra bởi cảm xúc mãnh liệt như tiếng cười hay sự phấn khích, đôi khi là nỗi sợ hãi bất ngờ, hoặc cảm giác tức giận.
Nó có thể khiến đầu và mặt của bạn sụp xuống, cơ hàm suy yếu hay đầu gối khuỵu xuống đột ngột. Những cuộc tấn công bất ngờ kiểu này cũng có thể tác động đến toàn bộ cơ thể của bạn làm bạn ngã khuỵu.
Không phải tất cả những người mắc chứng ngủ rũ đều bị mất trương lực nhưng đây là một trong những dấu hiệu nhận biết căn bệnh mà bạn không nên bỏ qua.
3. Khó ngủ vào ban đêm
Đôi khi, bạn vẫn bị thức giấc lúc nửa đêm và đó cũng là chuyện bình thường thôi. Nhưng nếu bạn bị gián đoạn giấc ngủ liên tục vì chứng “buồn ngủ ban ngày”, bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ nhưng rồi nhanh chóng thức dậy thường xuyên suốt đêm.
Như vậy, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Chứng ngủ rũ khiến bạn thường xuyên thức giấc suốt đêm.
4. Cảm giác không thể di chuyển hay nói khi chìm vào giấc ngủ hoặc lúc thức dậy
Những người có chứng ngủ rũ thường trải nghiệm một sự bất lực tạm thời, nghĩa là không thể di chuyển hoặc nói chuyện trong khi ngủ hoặc khi thức dậy.
Các cơn thường kéo dài 1 – 2 phút nhưng có thể rất đáng sợ. Người mắc bệnh cũng có cảm giác khó thở sâu, mệt mỏi khi ngủ. Nếu phát hiện mình có triệu chứng này, bạn hãy tới gặp các bác sĩ để được khám và tư vấn ngay nhé.
5. Dễ có ảo giác
Ảo giác huyễn dịch, được miêu tả như những cơn ác mộng hoặc những trải nghiệm mơ mộng sống động như thật, là một trong những triệu chứng của hội chứng ngủ rũ. Bạn có thể nghe thấy âm thanh hoặc lời nói khi chìm vào giấc ngủ hoặc có thể nhìn thấy những hình ảnh không mong muốn.
Những hình ảnh, âm thanh sống động như thật đó sẽ khiến bạn sợ hãi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bạn.
Nếu bạn biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn có thể đã mắc phải hội chứng ngủ rũ. Khi đó bạn nên tới gặp các chuyên gia để được chẩn đoán sơ bộ và kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đưa ra phương pháp điều trị bệnh.
Người mắc chứng ngủ rũ thường gặp phải những cơn ác mộng sống động như thật.
Tuy nhiên, cho tới nay, các nhà khoa học vẫn khó lòng xác định được nguyên nhân chính xác của chứng ngủ rũ. Nhưng theo phán đoán, chứng bệnh này có thể xuất phát từ di truyền. Ngoài ra, các yếu tố khác như stress, nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với chất độc cũng có thể góp phần gây gia tăng mức độ bệnh.
Các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra loại thuốc đặc trị cho hội chứng này nhưng việc quản lý thời gian biểu cá nhân hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh có thể giúp người mắc cải thiện chứng bệnh buồn ngủ kì lạ này.
Hội chứng rối loạn giấc ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ thần kinh mãn tính không rõ nguyên nhân. Nó liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể.
Chứng ngủ rũ là một rối loạn di truyền, và được gây ra bởi sự thiếu hụt trong việc sản xuất một neuropeptide (được gọi là hypocretin hoặc orexin) bằng một phần của não gọi là vùng dưới đồi.
Đặc trưng của hội chứng này là buồn ngủ ban ngày quá nhiều, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.
Hội chứng ngủ rũ xảy ra ở cả nam và nữ giới như nhau, ảnh hưởng đến khoảng 1/2.000 người. Nhiều người có các triệu chứng chứng ngủ rũ trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán chính xác.
Những người bị chứng ngủ rũ thường cảm thấy khó khăn để ở tỉnh táo trong thời gian dài của thời gian, bất kể trường hợp nào. Chứng ngủ rũ có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong thói quen hàng ngày.
Hiện nay không có thuốc chữa chứng ngủ rũ, nhưng các phương pháp điều trị hành vi có thể cải thiện triệu chứng để có thể mang lại cuộc sống bình thường và hiệu quả.
Nguồn: Prevent