Những điều không phải ai cũng biết về Alibaba

Mặc dù vụ IPO của Alibaba khiến phố Wall dậy sóng, vẫn còn khá nhiều những hiểu lầm về hoạt động kinh doanh cũng như cách kiếm tiền của Alibaba.

TIN MỚI
Alibaba Group là chủ đề được bàn luận sôi nổi trên các trang tin tức cũng như mạng xã hội trong những ngày qua, khi hãng vừa thực hiện vụ IPO lớn nhất trong lịch sử với số tiền huy động được lên đến 25 tỷ USD.
Tuy nhiên một cuộc khảo sát mới đây cho thấy 88% người Mỹ không biết đến “gã khổng lồ” trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc. Và, mặc dù vụ IPO của Alibaba khiến phố Wall dậy sóng, vẫn còn khá nhiều những hiểu lầm về hoạt động kinh doanh cũng như cách kiếm tiền của Alibaba. 
Tờ Wall Street Journal đưa ra giải thích về những sự thật không phải ai cũng biết về Alibaba.
1. Alibaba không phải là phiên bản Trung Quốc của Amazon.com và không phải là một nhà bán lẻ
Nói một cách cụ thể hơn, Alibaba không phải là một công ty bán lẻ trực tuyến bản bản thân Alibaba không bán ra sản phẩm. Thay vào đó, Alibaba vận hành các chợ điện tử khổng lồ Taobao và Tmall, nơi hàng triệu thương nhân và chủ sở hữu các thương hiệu điều hành các gian hàng ảo và bán sản phẩm của họ. 
Trong khi đó, mô hình kinh doanh chính của Amazon là bán lẻ trực tuyến. Amazon sẽ phải bỏ ra chi phí khá cao để duy trì mô hình này nhưng đổi lại có thể đem đến các dịch vụ trước sau như một và thân thiện với khách hàng. 
Xét theo mô hình kinh doanh, Alibaba giống với eBay hơn. Giống như eBay, một phần doanh thu của Alibaba đến từ thu phí đối với mỗi giao dịch trên Tmall. Tuy nhiên, Alibaba khác với eBay ở chỗ còn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc thu phí quảng cáo trên các trang mua sắm của Taobao và Tmall. Nhờ sự kết hợp giữa phí quảng cáo và phí hoa hồng, lợi nhuận của Alibaba cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh đến từ nước Mỹ.
2. Alibaba.com, website thương mại điện tử B2B, chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Alibaba
Khi tìm kiếm trên Google bằng tiếng Anh với từ khóa Alibaba, một trong những website đầu tiên xuất hiện là Alibaba.com. Đây là website mà Jack Ma đã thành lập năm 1999 khi bắt đầu xây dựng công ty, kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với các khách hàng nước ngoài. 
Đối với những người không ở Trung Quốc, Alibaba.com thường là website duy nhất mà họ nhìn thấy hoặc nghe nói đến. Tuy nhiên, Alibaba.com chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động của Alibaba Group khi so sánh với các chợ điện tử Taobao và Tmall. Hai nơi này có hàng triệu người dùng và chiếm phần lớn doanh thu của Alibaba.  
Mặc dù Taobao và Tmall là những cái tên quá quen thuộc với các hộ gia đình ở Trung Quốc, hầu hết người tiêu dùng nước ngoài chưa bao giờ nghe đến chúng bởi hầu hết các dịch vụ trên đó đều chỉ dành cho những người biết tiếng Trung Quốc. 
Alibaba đưa Taobao vào hoạt động từ năm 2003 và Tmall từ năm 2008 và hai website này đang thống lĩnh thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc. Năm ngoái, giá trị giao dịch trên hai chợ điện tử này đạt 248 tỷ USD, lớn hơn cả Amazon và eBay cộng lại. 
3. Alibaba tương tự như Google 
Taobao và Tmall được trang bị bộ máy tìm kiếm riêng giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm. Và, nhiều thương nhân bán hàng trên Taobao và Tmall tham gia các cuộc đấu giá từ khóa, giống như cơ chế đấu giá từ khóa của Google. 
Ví dụ, khi một người mua hàng nhập từ khóa “máy tính”, một phần kết quả tìm kiếm sẽ cho ra những sản phẩm của những người bán đặt mức giá đấu giá cao nhất cho từ khóa này. Như vậy sản phẩm của họ dễ được nhìn thấy hơn và do đó có lợi thế so với các người bán khác. 
Điều này giống với dịch vụ AdWords của Google. 
Các quảng cáo có liên quan đến tìm kiếm đã giúp Alibaba kiếm được rất nhiều tiền, bởi Taobao có khoảng 7 triệu người bán luôn ở trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt nhằm thu hút sự chú ý của người mua. 
Thu Hương
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin