Có nhiều nguyên nhân khiến bụng phình to, không phải chỉ đơn thuần là do tích mỡ gây béo. Bạn không mang thai, cũng không tăng cân thì dấu hiệu bụng ngày càng to có thể là dấu hiệu của những bệnh không ngờ sau:
1. Hội chứng ruột dễ bị kích thích (IBS)
Người bị hội chứng này sẽ có tình trạng bụng phình ra rồi lại co vào trong một thời gian dài, đồng thời cũng phải chịu đựng những cơn đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy cùng lúc.
Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do rối loạn chức năng đường ruột, tức là cấu trúc ruột bình thường nhưng cách hoạt động của nó lại bất thường, phần lớn là quá mẫn cảm với thức ăn đưa vào. Với nhiều người, bệnh tệ hơn vào buổi tối nên có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay vẫn chưa có cách để chữa khỏi hoàn toàn chứng ruột dễ bị kích thích, nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng việc giảm khẩu phần sợ ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng. Tức là, bạn nên tránh những loại bánh mì, yến mạch, bánh quy giúp tiêu hóa, thanh ngũ cốc và các loại ngũ cốc ăn sáng, nhưng bánh mì trắng, bánh ngọt, kem cùng đa số bánh quy đều dùng được.
2. Chứng đầy hơi
Chúng ta đều trải qua những thời điểm đầy hơi mỗi ngày, thường thì chúng ta sẽ “xì hơi” 15 lần một ngày nhưng lại không hề chú ý đến nó. Chứng đầy hơi khiến cho người bệnh không thoải mái, sinh hoạt hay làm việc không được tập trung, thông suốt.
Để giảm bớt các triệu chứng đầy hơi, bạn hãy thử giảm các thực phẩm chứa nhiều hydrat-cacbon không hấp thụ được, ví dụ như các loại đậu, cải xanh, bắp cải, mận, táo, và thức ăn có chứa đường nhân tạo. Những thứ này bị tiêu hóa rất chậm và có thể tạo ra một lượng khí lưu huỳnh khi đi qua ruột, gây nên đầy bụng, khó tiêu.
Bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng Ian Marber cũng đề xuất: “Ăn thật chậm và nhớ nhai kỹ. Nếu không được nghiền nát, thức ăn đi xuống ruột mà chỉ bị nghiền từng phần, dễ lên men và tạo ra khí”.
3. Rối loạn đường tiêu hóa
Các triệu chứng cho thấy bạn đang bị bệnh về khoang bụng là thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau bụng bất thường, bị giảm cân nhưng vòng bụng vẫn to.
Bệnh về khoang bụng là một phản ứng với chất gluten có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và những thực phẩm có chứa chúng, từ mì sợi cho đến bánh mì, bánh ngọt cho đến nước xốt và nước chấm.
Đây là cơ chế kháng thể tự động khi cơ thể nhầm những chất trong gluten thành mối đe dọa và tấn công chúng, dẫn tới tổn thương bề mặt một phần ruột, điều ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Bệnh này thường được chẩn đoán ở trẻ con, nhưng giờ đây nó khó chuẩn đoán hơn khi vào độ tuổi trung niên.
4. Thay đổi bất thường về hormone
Nếu bạn đang ở giai đoạn tiền kinh nguyệt hay mang thai giai đoạn đầu thì có thể gặp triệu chứng bụng phình to. Do đây là các thời kỳ nhạy cảm, lượng hormone progesterone tăng cao làm chậm cơ chế vận động của ruột. Từ đó, thức ăn đi trong hệ tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới bụng phình to và dễ bị táo bón.
Để loại bỏ triệu chứng khó chịu này, bạn hãy chăm chỉ tập thể dục (đi bộ 30 phút mỗi ngày) để giúp ruột hoạt động tốt hơn. Kết hợp với việc uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả, ngũ cốc, rau củ nữa nhé!
5. Ung thư buồng trứng
Các triệu chứng như phình bụng dai dẳng và luôn luôn có cảm giác no bụng, hoặc những cơn đau bụng là báo hiệu của bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên các triệu chứng này thường khá mờ nhạt nên khi người bệnh phát hiện ra thì thường đã là giai đoạn cuối khó điều trị.
Do đó, nếu thấy những thay đổi bất thường kể trên thì hãy ngay lập tức đi thăm khám tại cơ sở y tế. Việc có thể không nguy hiểm đến mức đó nhưng phòng bệnh vẫn là hơn chữa bệnh.
Khi nào bạn nên lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình?
Mặc dù hầu hết các vấn đề về tiêu hóa đều không quá nguy hiểm và giảm bớt theo thời gian nhưng vẫn có một số nhỏ triệu chứng sẽ dẫn đến những bệnh nghiêm trọng như ung thư ruột khi bạn qua tầm tuổi 50.
Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường mà bạn nghi ngờ là bệnh nguy hiểm. Điển hình như:
– Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy (hoặc cả 2)
– Có u hoặc vật lạ nổi lên ở vùng dạ dày
– Đi ngoài ra máu
– Giảm cân không kiểm soát được, không có nguyên nhân
– Phụ nữ trên 45 tuổi nên đi khám thường xuyên để tránh nguy cơ ung thư buồng trứng