Người xưa cho rằng bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể con người, khi bàn chân có hàng loạt biểu hiện bất thường thì đó chính là những dấu hiệu phản ánh cơ thể đang có vấn đề.
Theo Y học Phương Đông, bàn chân có nhiều huyệt đạo khác nhau và được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Vì vậy, đôi khi chỉ cần nhìn vào một số đặc điểm khác thường ở bàn chân, chúng ta có thể phát hiện sớm và phòng ngừa những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Bảo vệ đôi bàn chân cũng chính là bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn. Vậy nên hãy để ý và nên đến gặp bác sĩ nếu bàn chân của bạn có các biểu hiện sau đây:
1. Đau ở lòng bàn chân
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu phát hiện đôi chân có dấu hiệu bị đau nhức thì rất có thể đây là một biểu hiện quan trọng của việc lượng đường huyết trong cơ thể bạn không ổn định. Do lượng đường trong máu quá cao sẽ có tác động nhất định đến các dây thần kinh ngoại vi của bàn chân, từ đó sẽ gây ra tình trạng đau nhức, mệt mỏi chân.
2. Lạnh chân
Có nhiều vấn đề sức khỏe khiến bàn chân bị lạnh như tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tiểu đường. Ngoài ra, do mạch máu bị tắc nghẽn, lưu thông máu ở chi dưới kém, thiếu máu cục bộ, Nếu bạn bị lạnh chân thường xuyên, nên đi khám, xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân để đề phòng các bệnh liên quan đến tim mạch.
3. Chai chân
Chai chân xuất hiện là do bị kích thích bởi chấn thương mô mềm dưới các tác động cơ học (chủ yếu là áp lực hoặc cọ sát) khi vận động. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các vết chai nhiều ở chân ở chân, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương đấy.
4. Sưng bàn chân
Nếu chân bạn thường xuyên bị sưng tấy, khó chịu thì nguyên nhân cũng là do các mạch bạch huyết bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, sự tổn thương của tim và chức năng gan cũng liên quan đến vấn đề này. Bàn chân sưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân.
5. Đau chân khi di chuyển
Nếu chân hay bị đau khi di chuyển, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết kịp thời. Tất nhiên, phải kiểm tra xem có bất thường gì ở vòm bàn chân hay không, vì việc chân đau khi đi không phải chuyện nhỏ mà phải đi khám càng sớm càng tốt, đừng bỏ qua. Ngoài ra, nguyên nhân chân đau khi đi lại còn do xương thiếu dưỡng chất, vitamin D và canxi.
6. Thường xuyên bị chuột rút
Nhiều người thi thoảng bị chuột rút ở chân, nguyên nhân là do tư thế nằm lâu và máu ở chân lưu thông kém. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì đó chính là dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý về mạch máu. Mạch máu bị tắc nghẽn cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây tê và chuột rút ở bàn chân. Khi gặp hiện tượng này bạn nên thực hiện động tác duỗi thẳng hoặc xoa bóp bàn chân, những cơn đau co rút sẽ biến mất.
(Theo Aboluowang)