Chim bồ câu dù bổ dưỡng đến mấy thì cũng không tránh khỏi những kiêng kỵ. Dưới đây là một vài lưu ý khi tiêu thụ loại chim này để tránh sinh độc hoặc lãng phí dinh dưỡng.
Có một loài vật dù kích thước bé tí nhưng dinh dưỡng lại gấp đến 15 lần thịt gà, đó chính là chim bồ câu .
Theo Đông Y, thịt chim bồ câu được xem là một trong những món ăn “thượng hạng” do sự đa dạng dinh dưỡng đứng đầu trong nhóm “thú – cầm – điểu”. Trong đó, hàm lượng protein của chúng còn cao hơn thịt thỏ, lợn, gà, bò… Bên cạnh đó, hàm lượng canxi của chim bồ câu được chứng minh là gấp 15 lần thịt gà, hàm lượng sắt gấp 3 lần thịt gà.
Thịt bồ câu tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Phụ nữ nếu biết được giá trị của chim bồ câu và ăn đều đặn thì có thể phòng ngừa được bệnh tim mạch , bổ sung đủ khí và máu, tăng cường trí nhớ, giảm đau bụng kinh…
Chim bồ câu dù bổ dưỡng đến mấy thì cũng không tránh khỏi những kiêng kỵ. Dưới đây là một vài lưu ý khi tiêu thụ loại chim này để tránh sinh độc hoặc lãng phí dinh dưỡng.
5 điều cấm kỵ khi ăn thịt chim bồ câu
1. Cho chim bồ câu kết hợp với thịt lợn, nấm đầu khỉ
Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng mà còn tránh sinh ra độc tố.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108), chim bồ câu không nên ăn với thịt lợn bởi dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, gây chướng bụng, có hại cho sức khỏe.
Đồng thời, khi ăn thịt bồ câu bạn cần tránh kết hợp cùng với nấm đầu khỉ, cá diếc, tôm vì có thể gây phản ứng dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.
2. Ăn quá nhiều chim bồ câu trong một thời điểm
Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Nam) cho hay, thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Nguyên nhân bởi hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên có chế độ ăn cân bằng cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác.
3. Người thể trạng nóng, đang bị sốt, huyết áp cao… vẫn ăn nhiều chim bồ câu
Chim bồ câu giàu dinh dưỡng nên bị hiểu lầm rằng phù hợp với tất cả những ai có sức khỏe yếu. Thực tế, thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng đạm rất cao, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.
Còn người có thể trạng nóng trong, đang bị sốt, cao huyết áp… nếu ăn thịt chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể, làm phản tác dụng của món ăn.
Đặc biệt, đối tượng có ham muốn tình dục mạnh mẽ không nên ăn nhiều các món chế biến từ thịt bồ câu, bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong món thịt này có thể sẽ làm ham muốn tình dục tăng cao hơn nữa, khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu.
4. Cho trẻ sơ sinh ăn thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu được coi là “thượng phẩm” đối với dinh dưỡng trẻ nhỏ, giúp bé cao lớn, thông minh hơn. Tuy nhiên, loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên chứ không sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, xương của chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trong quá trình chế biến thịt cho bé.
Lưu ý:
Trong quá trình sơ chế, chim bồ câu vốn chứa nhiều lông tơ nên sau khi làm sạch lông thì cần đem thui qua lửa nhỏ để vừa sạch lông tơ lại khiến phần thịt thơm ngon hơn. Nếu không muốn bị mùi hôi, bạn có thể bóc bỏ gan trước khi nấu. Cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái.