Người bị đái tháo đường nếu kiểm soát tốt đường huyết thì có thể có cuộc sống và tuổi thọ gần như người bình thường.Tuy nhiên, có 2 lý do chính mà bệnh nhân đái tháo đường hay phạm phải khiến lượng đường trong máu không thể ổn định mà thường tăng vọt.
Các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày sẽ có tác động không nhỏ đến lượng đường trong máu, bao gồm thói quen ăn uống, tập thể dục, nghỉ ngơi…. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày là rất quan trọng. Chỉ khi thường xuyên quan sát sự thay đổi của lượng đường trong máu thì mới có thể kiểm soát và phòng tránh những những rủi ro cho sức khoẻ.
Chỉ khi thường xuyên quan sát sự thay đổi của lượng đường trong máu thì mới có thể kiểm soát và phòng tránh những những rủi ro cho sức khoẻ.(Ảnh:Internet)
Việc kiểm soát không tốt căn bệnh đái tháo đường sẽ kéo theo hàng loạt biến chứng, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống. Một trong số đó là tình trạng đường huyết luôn tăng vọt khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Vậy thì, những yếu tố nào có thể liên quan đến việc đường huyết của bạn không thể hạ xuống ?
Đường huyết mãi không giảm có thể liên quan đến 2 lý do sau:
Yếu tố đầu tiên là sự chủ quan. Nhiều bệnh nhân tiểu đường chỉ có biểu hiện đường huyết cao mà không có các triệu chứng khác trong cơ thể, vì vậy mà lơ là việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh nhân vì không được chữa trị kịp thời, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng, cơn đau thì tình hình bệnh thường đã rất nghiêm trọng. Đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ khiến mạch máu và các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.
Yếu tố thứ hai là không nắm vững cách thức kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường nên tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến việc điều trị bệnh như: cách kiểm soát lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục; cách bảo vệ bàn chân để tránh các biến chứng… Việc nâng cao kiến thức về kiểm soát lượng đường hàng ngày là điều quan trọng và rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua, gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khoẻ.
Việc nâng cao kiến thức về kiểm soát lượng đường hàng ngày là điều quan trọng và rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua, gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho sức khoẻ.(Ảnh:Internet)
Cần chú ý điều gì khi đo đường huyết lúc bụng đói?
Xét nghiệm đường huyết lúc đói là phương pháp nhanh chóng và đơn giản giúp chẩn đoán ra bệnh đái tháo đường. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số đường huyết lúc đói là một chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh và hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị bệnh. Do vậy, có một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói mà bạn cần phải ghi nhớ để có được kết quả chính xác nhất:
-Thời gian để đo đường huyết lúc đói thường được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn và uống trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm, để tránh phải nhịn đói cả ngày thì bệnh nhân nên xét nghiệm vào buổi sáng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện cũng không nên quá muộn, thường từ 6 giờ 30 đến 8 giờ sáng. Sau 9 giờ thì đường huyết đo sẽ không được chính xác.
– Hôm trước khi đo đường huyết nên ăn uống nhẹ nhàng, cân đối, không nên ăn quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết của ngày hôm sau.
Thời gian để đo đường huyết lúc đói thường được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn và uống trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm.(Ảnh:Internet)
– Không nên tập thể dục trước khi đo đường huyết lúc đói. Nhiều người thường có thói quen tập thể dục buổi sáng, tuy nhiên việc tập thể dục trước khi đo đường huyết lại không phù hợp. Đường huyết lúc đói đo được sau khi tập thể dục có thể sẽ thấp. Tốt nhất bạn chỉ nên thể tập thể dục sau khi xét nghiệm đường huyết.
Do đó, nếu muốn đo đường huyết lúc đói chính xác hơn, bạn có thể chú ý 3 điều nêu trên. Ngoài ra, bệnh nhân bị đái tháo đường nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống của mình:
– Khoai mỡ: là thực phẩm giàu tinh bột, bạn có thể bớt cơm khi ăn và sử dụng khoai mỡ làm món chính. Loại thực phẩm này không kích thích tuyến tụy tiết ra quá nhiều insulin, có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
Cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng cao và chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm lượng glucose trong máu, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.(Ảnh:Internet)
– Cải bó xôi có giá trị dinh dưỡng cao và chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm lượng glucose trong máu, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
– Mướp đắng không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn thúc đẩy quá trình tiết insulin trong cơ thể và có vai trò hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, ngoài việc duy trì thói quen ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao hợp lý hàng ngày thì việc giữ tâm lý thoải mái cũng là phương pháp tốt giúp đường huyết ổn định hơn.
Chương trình tọa đàm trực tuyến “CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ” sẽ được tổ chức hằng tuần nhằm cung cấp thông tin sức khỏe tới độc giả. Chủ đề tuần này sẽ là: “Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường?” Độc giả có bất kỳ câu hỏi nào hãy gửi ngay cho chúng tôi để được chuyên gia giải đáp trong chương trình.
Chương trình có sự tham gia của Bs Dương Thị Phượng, Khoa Dinh dưỡng & Tiết Chế – BV Đại học Y Hà Nội. Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 6, ngày 3/12/2021, fanpage CAFEF và website CAFEF.VN.
Kính mời độc giả gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY.
(Theo 163.com)