Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Nghiên cứu ĐH Harvard 35 năm khiến nhiều người sững sờ

Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều thành phần gây nguy hại đối với sức khỏe con người.

TIN MỚI

Nghiên cứu Harvard: Nhuộm tóc có liên quan đến một số bệnh ung thư

Nhuộm tóc là một phương pháp làm đẹp phổ cập ngày nay. Giới trẻ thường nhuộm những màu sắc nổi bật để gây sự chú ý, tạo nét cá tính. Còn người già cũng có thói quen nhuộm tóc để che bớt phần tóc bạc. Nhuộm tóc có gây ung thư không vẫn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.

Theo đó, trường Y Harvard từng tiến hành một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu áp dụng đối với 117.000 đối tượng nữ trong độ tuổi từ 30 – 55. 

Nghiên cứu đã điều tra chiều cao, cân nặng, màu tóc tự nhiên, tình trạng sức khỏe và tiền sử ung thư gia đình của các đối tượng. Đồng thời sử dụng bảng câu hỏi để đếm số lần dùng thuốc nhuộm tóc trong 2 năm và 4 năm.

Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Nghiên cứu ĐH Harvard trong 35 năm đưa ra kết quả bất ngờ - Ảnh 1.

Trong thời gian theo dõi, có 1807 trường hợp ung thư huyết học, 22.560 trường hợp ung thư biểu mô tế bào đáy và 2792 trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy và có 4860 người tử vong.

Sau khi loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư, các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc sử dụng thuốc nhuộm tóc không liên quan đến phần lớn các bệnh ung thư (chẳng hạn như ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư não, ung thư máu,…), ung thư hệ thống miễn dịch và ung thư da. 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa đưa ra kết luận rõ ràng về mối quan hệ giữa nhuộm tóc và bệnh ung thư. Hầu hết đối tượng nghiên cứu là phụ nữ da trắng nên kết quả chưa khách quan. Nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo. 

Những nguy hiểm của thuốc nhuộm tóc 

Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều loại hóa chất, trong đó có một chất hóa học là p-phenylenediamine, được tổ chức Y tế thế giới xếp vào danh sách chất gây ung thư loại 3. Nếu tiếp xúc với một lượng lớn p-phenylenediamine trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độc cấp tính cho cơ thể. 

Trung Quốc – đất nước tỷ dân từng quy định việc kiểm soát hàm lượng p-phenylenediamine trong thuốc nhuộm tóc từ 2-6% nên không cần sợ ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với p-phenylenediamine, dẫn đến phát ban, sưng mí mắt sau khi tiếp xúc.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nhuộm tóc trong thời gian dài còn có thể mang đến những nguy hại cho sức khỏe. 

1. Ảnh hưởng tới mắt, da đầu

Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây ảnh hưởng tới da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt, với những người da đầu yếu, nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét.

2. Khiến mái tóc xơ và dễ gãy

Nếu là người thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô và giòn.

Mái tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Giải pháp cuối cùng có thể xử lý được mái tóc xơ, dễ gãy là cắt bỏ chúng.

Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Nghiên cứu ĐH Harvard trong 35 năm đưa ra kết quả bất ngờ - Ảnh 2.

3. Gây hen suyễn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhà tạo mẫu tóc, những người tiếp xúc nhiều với thuốc tóc, dễ bị dị ứng da và hen suyễn.

Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là kết quả của việc tiếp xúc liên tục với chất PPD có trong thuốc nhuộm tóc và persulfates được sử dụng trong chất tẩy.

4. Làm thay đổi nội tiết

Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.

5. Ảnh hưởng tới thai nhi

Để đảm bảo cho thai nhi, các mẹ hãy tuyệt đối tránh xa thuốc nhuộm tóc hóa chất. Phụ nữ nhuộm tóc trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ có nguy cơ thai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc.

6. Có thể gây ung thư và dẫn đến tử vong

Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỉ lệ ung thư ở phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.

Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Ngoài ra còn rất nhiều tác hại của thuốc nhuộm tóc bằng hóa chất, các bạn nên suy nghĩ kỹ và cẩn trọng khi sử dụng chúng.

Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Nghiên cứu ĐH Harvard trong 35 năm đưa ra kết quả bất ngờ - Ảnh 3.

Cách nhuộm tóc an toàn

Nếu không quá cần thiết thì bạn nên hạn chế tối đa việc nhuộm tóc. Trong một số trường hợp bạn muốn nhuộm thì nên chọn những cách nhuộm tóc được an toàn.

– Nếu tóc bạn bạc sớm thì bạn có thể nhuộm tóc và chon các loại thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe. 

– Để nhuộm tóc được an toàn bạn nên xem kỹ các thành phần hóa học và kiểm tra bằng cách bôi một ít thuốc nhuộm vào tay hoặc sau tai để xem mình có dị ứng với các thành phần đó không, nếu không thì bạn mới được nhuộm tóc.

– Nhuộm tóc từ nguyên liệu thiên nhiên là cách nhuộm tóc an toàn nhất và không ảnh hưởng tới sức khỏe.

 – Nếu bạn muốn tự nhuộm tóc cho mình thì nên đeo gay tay cao su trước khi sử dụng.

– Khi nhuộm tóc xong thì phải nhanh chóng đi gội đầu, tuy nhiên bạn hãy massage nhẹ nhàng tránh tình trạng da dầu bị xước sẽ gây nóng rát.

– Mỗi năm nên nhuộm 1-2 lần là đủ, tránh việc lạm dụng thuốc nhuộm tóc.

– Bạn gặp các tình trạng bệnh như cơ địa dễ dị ứng, hen suyễn, sử dụng thuốc kháng sinh, các bệnh về máu, đang mang thai hoặc nuôi con thì không nên nhuộm tóc vì nó cực kì ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tổng hợp: Toutiao, Lao động

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin