Là món gia vị quen thuộc trong căn bếp người Việt Nam từ lâu, củ gừng ngày càng được nhiều người tin dùng vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Về mặt dinh dưỡng, một chén gừng tươi xắt nhỏ chứa khoảng 80 calo, dưới 18 gam carbohydrate, khoảng 2 gam chất xơ và protein. Chỉ với một muỗng nhỏ gừng pha cùng nước ấm, hoặc là mật ong, cơ thể đã được cung cấp đủ loại vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin C, kali, magiê và kẽm mà chứa một lượng calo, carbs và đường rất nhỏ.
Nếu hương vị và giá trị dinh dưỡng như vậy vẫn chưa đủ để bạn đi pha ngay một cốc nước gừng ấm cho buổi sáng thì hãy đọc 7 tác dụng trị bệnh tuyệt vời của củ gừng sau đây.
Trà gừng được biết đến là một trong những loại thuốc tự nhiên có tác dụng tuyệt vời, chữa nhiều bệnh.
Làm dịu cơn buồn nôn
Rất nhiều người bị say xe đều đã từng ngậm một miếng gừng để làm dịu đi sự kích thích dạ dày. Nghiên cứu cho thấy, gừng có thể khắc phục chứng buồn nôn khi đi tàu xe, mang thai, thậm chí là trong lúc hóa trị liệu.
Một nghiên cứu thực tế của Thái Lan đã phát hiện ra gừng có tác dụng tốt như dimenhydrinate, một hoạt chất trong thuốc chữa say xe được bán không cần đơn bác sĩ, giúp ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, gừng có nhiều hợp chất hoạt tính sinh học nên phụ nữ có thai hoặc người đang điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ của mình để biết liều lượng gừng tốt nhất mà mình có thể sử dụng.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được cho là không nên uống trà gừng vì không tốt cho thai nhi và thậm chí có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
Giảm chướng bụng, đầy hơi và táo bón
Gừng cũng có thể làm giảm các vấn đề dạ dày và ruột nhờ các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy protein. Hợp chất này giúp thực phẩm đi qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn, làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc táo bón mà bạn gặp phải.
Trong trường hợp bạn cảm thấy đầy bụng đến nỗi không muốn ăn thêm bất cứ thứ gì, kể cả một lát gừng nhỏ, hãy ngâm vài lát gừng thái lát trong cốc nước nóng từ năm đến mười phút rồi nhấm nháp từng ngụm.
Hãy cẩn trọng với những loại đồ uống có vị gừng vì hầu hết chúng chứa rất ít gừng tươi, chủ yếu là một loại xi-rô có hàm lượng đường fructose cao khiến tình trạng đầy hơi chướng bụng càng tồi tệ hơn.
Chống nhiễm trùng
Khi bị cảm lạnh, bạn nên dùng nước gừng tươi hoặc sinh tố gừng. Các hoạt chất trong gừng giúp bạn chống lại virus HRSV, một nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng đường hô hấp ở người một cách hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy gừng khô kém hiệu quả hơn gừng tươi. Vì vậy, đừng mù quáng mua gốc hoặc rễ gừng khô mà hãy cẩn trọng tìm chọn những củ gừng tươi mới. Hãy chú ý kiểm tra phần rễ mà càng sần sùi gồ ghề như vỏ cây chứng tỏ gừng để đã lâu.
Vào mùa đông lạnh, mưa rét, uống một cốc trà gừng khiến bạn “ấm từ trong ruột ấm ra”.
Tác dụng chống viêm
Gingerol là một chất chống oxy hóa hiệu quả trong củ gừng, giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy bổ sung chiết xuất gừng hoặc dùng thuốc mỡ từ gừng lên chỗ đau có thể làm giảm đau đớn và căng cứng ở những người bị viêm xương khớp. Trước đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình để đưa ra một kế hoạch điều trị toàn diện cho tình trạng viêm nhiễm cụ thể.
Những người thường xuyên chạy bộ và thích tập thể dục nên chú ý điều này: Một nghiên cứu của Đại học Georgia đã phát hiện ra rằng bổ sung gừng hàng ngày giúp làm giảm đau cơ do tập thể dục.
Ngoài việc sử dụng gừng tươi để làm dịu cơ bắp, bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để cải thiện lưu thông máu, giúp giảm đau nhức cơ. Chỉ cần xay 4 muỗng gừng tươi đặt trong một túi nhỏ dưới vòi nước tắm và ngâm thuốc giảm đau.
Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn uống 1 chén nhỏ trà gừng mỗi ngày. Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều loại trà này, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Hỗ trợ giảm cân
Các loại thảo mộc và gia vị nói chung có lợi cho việc giảm cân vì làm giảm cảm giác thèm ăn với hàm lượng calo thấp. Những người đàn ông uống nước gừng nóng sau khi ăn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò tăng cường sinh nhiệt và giảm cảm giác đói khi sử dụng gừng, đóng vai trò tiềm năng trong công cuộc giảm cân.
Chị em giảm cân có thể tìm đến gừng để hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn.
Giảm thiểu đau bụng kinh cho phụ nữ
Một nghiên cứu Iran trên Tạp chí Y học thay thế và bổ sung cho thấy gừng có hiệu quả như thuốc ibuprofen để làm giảm đau đớn. Những người tham gia nghiên cứu đã uống một viên nang bột gừng 250 miligam bốn lần mỗi ngày trong 3 ngày liên tục sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Họ đều nhận được kết quả khả quan.
Bạn cũng có thể thử ngâm 2 muỗng canh gừng tươi trong nước nóng, lọc đi và thưởng thức với mật ong hoặc thêm chanh để thơm ngon hơn.
Có khả năng chống ung thư ruột kết
Một nghiên cứu năm 2011 trong “Nghiên cứu phòng chống ung thư” cho biết gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng nhờ tác dụng chống viêm ruột của nó. Cần nhiều nghiên cứu chứng minh hơn nữa để chúng ta thực sự tìm ra sự liên kết cho tác dụng quan trọng này.