Sỏi thận được công nhận là một trong những căn bệnh gây đau đớn nhất thế giới. Nhưng đáng sợ là nó có thể hình thành từ những thói xấu rất nhỏ.
Bác sĩ Ren Yeping – Trưởng khoa Thận học, Bệnh viện Đa khoa Đại học Thâm Quyến (Thâm Quyến, Trung Quốc) giải thích, sỏi thận là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu.
Cụ thể, khi nước tiểu ít, nồng độ khoáng chất bên trong nước tiểu tăng cao. Các khoáng chất dư thừa này không được lọc qua đường tiểu mà lắng đọng lại tại thận. Lâu ngày, từ các tinh thể nhỏ bé chúng liên kết lại với nhau tạo thành một khối tinh thể cứng, có kích thước lớn gọi là sỏi thận.
Tác hại ít ai biết của sỏi thận
Có 5 loại thành phần hóa học chính cấu thành sỏi thận là canxi oxalate, canxi photphat, struvite, axit uric và cysteine. Trong đó, các sỏi thận có thành phần hóa học là canxi oxalate là phổ biến nhất.
Bác sĩ Ren Yeping cho biết, sỏi thận có rất nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Sỏi thận trong một số trường hợp (thường là khi nhỏ) có thể không có triệu chứng và tự đào thải ra ngoài. Nhưng sỏi to lại có nguy cơ cao làm tắc nghẽn, gây ra những cơn đau quặn thận kinh hoàng. Sỏi nhỏ nhưng bị hình thành hoặc chuyển đến các vị trí nguy hiểm cũng có thể gây đau đớn hoặc kéo theo viêm nhiễm, tắc nghẽn tiết niệu.
Lý do là vì sỏi thận khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được làm tăng áp lực lên bể thận và niệu quản ở đầu trên của sỏi, co thắt cơ trơn và gây ra các cơn đau quặn. Sỏi thận cũng có thể kèm theo tiểu máu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng, nhất là khi đi vệ sinh.
Sỏi thận còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc làm cho tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, tổn thương thận có thể xảy ra nếu sỏi chặn dòng nước tiểu ở cả hai quả thận.
5 thói quen dễ gây sỏi thận
Mặc dù gây đau đớn và kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác, nhưng sỏi thận thường bị mọi người xem là bệnh nhẹ. Ngay cả việc nên làm thế nào để phòng tránh sỏi thận cũng ít được quan tâm. Trong khi có 4 thói quen rất phổ biến lại rất dễ hình thành sỏi thận sau đây:
Chỉ uống nước khi khát
Uống thiếu nước, chỉ uống khi cảm thấy khát là một trong những thói xấu dẫn tới bệnh sỏi thận. Bởi vì quá trình sản xuất nước tiểu cần nước, khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ, đương nhiên sẽ không có đủ nước tiểu để pha loãng các chất khoáng trong cơ thể. Từ đó khiến nước tiểu quá cô đặc, nồng độ các tinh thể trở nên bão hòa trong nước tiểu và gây lắng đọng, hình thành sỏi thận.
Ăn quá mặn
Nếu bạn thích chấm các loại gia vị khi ăn, thích các món nêm nếm đậm đà thì nên nhanh chóng sửa để tránh xa nhiều bệnh tật, bao gồm cả sỏi thận.
Dung nạp quá nhiều natri có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, dễ dẫn đến hình thành sỏi. Bác sĩ Ren Yeping khuyến cáo hàm lượng muối mà chúng ta có thể tiêu thụ là ở mức 1.500 đến 2.000 miligam mỗi ngày. Đó là khoảng nửa muỗng cà phê muối.
Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ thêm rằng điều đáng lo là đôi khi không phải chúng ta cố tình nêm muối vào đồ ăn, mà có nhiều thực phẩm chứa sẵn một lượng natri rất lớn mà ta không hề hay biết. Nhất là các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm muối chua, các loại nước xốt…
Nhịn tiểu
Dù do quá bận rộn hay đơn giản là lười biếng, thói quen thì nhịn tiểu vẫn là hành vi cực kỳ hại thận, dễ gây sỏi thận. Đây còn là nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.
Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa trong cơ thể mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể ra bên ngoài. Nhịn tiểu sẽ làm cho các chất độc lắng cặn lại trong thận, bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.
Uống nhiều bia rượu
Bia rượu là đồ uống có hàm lượng canxi oxalat và photphat cao, đây là thành phần phổ biến nhất của sỏi, người thích uống đồ uống nhưng không thích uống nước có xác suất bị sỏi cao hơn.
Bên cạnh đó, việc uống bia rượu thường xuyên sẽ gây mất nước dễ hình thành sỏi trong thận hơn. Tình trạng mất nước kéo dài không chỉ hình thành sỏi mà còn khiến cho chức năng lọc của thận bị ảnh hưởng. Cồn do uống bia rượu tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ khiến thận bị tổn thương vĩnh viễn.
Nhịn ăn sáng
Khá nhiều người sẽ bất ngờ khi biết nhịn ăn sáng cũng có thể gây ra sỏi thận. Nhưng bác sĩ Ren Yeping cho biết, cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để thực hiện tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và kết tủa thành sỏi. Vì vậy, dù vì bận rộn hay lười biếng, muốn giảm cân thì cũng đừng bao giờ bỏ bữa sáng nhé!