Nếu một người không biết đến các triệu chứng tiền đề của bệnh đột quỵ, đến khi phát bệnh thì đã quá muộn. Vì thế, bệnh không đáng sợ mà đáng sợ là bỏ qua thời gian trị liệu tốt nhất.
Nhồi máu não, hay còn gọi là bệnh đột quỵ, do quá trình vận chuyển máu lên não gặp trở ngại, khiến não bộ bị thiếu ô xy và có thể gây ra tử vong ở người bệnh.
Theo một cuộc khảo sát, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng hơn 2 triệu bệnh nhân mới được chuẩn đoán nhồi máu não, khiến hơn 1,5 triệu người chết. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến hơn, cứ mỗi 6 giây lại có một người trên thế giới chết và cứ mỗi 2 giây lại có người được chẩn đoán mắc bệnh này. Nhưng tại Nhật Bản, tỉ lệ người mắc bệnh này lại cực thấp, nguyên nhân là do đâu?
Một cuộc điều tra đã cho thấy, ở Nhật Bản, việc phòng ngừa và kiểm soát các bệnh liên quan đến tim mạch được cả cộng đồng chú ý, khả năng nhận biết tình huống khẩn cấp của mọi người và tỉ lệ nhận thức bệnh rất cao.
Trong hoàn cảnh như vậy, khi một người Nhật xuất hiện các triệu chứng tiền đề của bệnh đột quỵ, tự anh ta sẽ đến bệnh viện kiểm tra trước, căn bệnh này nếu được điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt.
Nếu một người không biết đến các triệu chứng tiền đề của bệnh đột quỵ, đến khi xác định được bệnh thì đã quá muộn. Vì thế, bệnh không đáng sợ mà đáng sợ là bỏ qua thời gian trị liệu tốt nhất.
Theo các chuyên gia, thời gian chữa trị đột quỵ hiệu quả nhất là trong vòng 4, 5 tiếng. Chỉ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng thời gian này thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tránh được các triệu chứng nghiêm trọng như mất khả năng hoạt động của các chi. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ là hết sức cần thiết.
1. Các dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Khó giữ thăng bằng
Đây là phương pháp được chuyên gia giải phẫu thần kinh người Nhật, Giáo sư Shizuo Oi giới thiệu: Đưa tay ra trước và xòe rộng hai bàn tay, nhắm mắt, im lặng trong 10 giây sau đó quan sát hai cánh tay. Nếu có một cánh tay của bạn có rơi xuống, thì hãy cẩn thận, bạn có thể gặp vấn đề đột quỵ.
Liên tục ngáp ngủ
Ngáp liên tục, đặc biệt là phản ứng thiếu oxy của các cơ quan hô hấp. Khi các động mạch não bị xơ cứng nghiêm trọng, lòng động mạch ngày càng trở nên hẹp hơn, khiến não bị thiếu máu nghiêm trọng. Khoảng 80% những người bị đột quỵ ngáp liên tục 5 đến 10 ngày trước khi phát bệnh, vì vậy đừng bỏ qua tín hiệu báo động quan trọng này.
Dễ tức giận
Sự thay đổi về ngôn ngữ và tinh thần cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Điều này biểu hiện ở chỗ khó phát âm, khó viết chữ và tính cách thay đổi. Những người có tính cách tốt trở nên dễ cáu kỉnh và bồn chồn, trong khi những người nóng nảy lại có thể trở nên im lặng hơn.
Chóng mặt
Những người trung niên và cao tuổi trước khi bị đột quỵ sẽ thường bị chóng mặt một cách tức thì, đột nhiên cảm thấy chóng mặt và choáng váng. Sau vài giây thì hiện tượng này sẽ biến mất, đây có thể là dấu hiệu của một cơn thiếu máu não tạm thời.
Dễ bị ngã không rõ nguyên nhân
Do các mạch máu não xuất hiện vấn đề, khiến công năng tay chân gặp trở ngại, mất khả năng điều hòa và rối loạn thăng bằng, khiến cơ thể dễ ngã, đó cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Đừng nhầm lẫn trường hợp này với các tình huống đơn giản làm trì hoãn thời gian điều trị
2. Các cách để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ:
Học cách kiểm soát cảm xúc: Các trường hợp đột quỵ và xuất huyết não thường xảy ra khi cảm xúc của bạn dao động hoặc bị kích thích lớn, do đó việc điều chỉnh cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày là hết sức quan trọng. Việc nghe các thể loại nhạc nhẹ nhàng du dương có thể dịu lại cảm xúc phấn khích.
Kiểm soát tốt huyết áp của bản thân: Những bệnh nhân bị huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường, vì huyết áp cao dấn đến áp lực lên thành động mạch càng lớn. Nếu huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến đột quỵ hoặc xuất hyết não, vì vậy người bệnh cần kiểm tra huyết áp của bản thân hằng ngày. Bệnh nhân cũng nên dùng thuốc đúng giờ, ngoài ta có thể sử dụng thêm các thực phẩm khác như nấm, cần tây và các món ăn giúp hạ huyết áp khác.
Tránh để cơ thể mệt mỏi trong thời gian dài: Việc mệt mỏi và áp lực quá mức sẽ dễ gây ra đột quỵ, cần giảm thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ cơ thể và tinh thần luôn trong trạng thái tốt.
Không sử dụng các chất kích thích: Việc hút thuốc lá và sử dụng rượu trong một thời gian dài sẽ tạo gánh nặng cho các mạch máu não, gây ra đột quỵ. Không nên uống rượu và hút thuốc thường xuyên, nhất là trong thời gian gian môi trường, nhiệt độ có sự thay đổi đột ngột, giao mùa,…
Theo Sohu