3 bất thường ở khoang miệng là cảnh báo sớm khi tế bào ung thư tấn công cơ thể

Một số bất thường ở miệng không chỉ là dấu hiệu ung thư liên quan tới khoang miệng mà còn có thể là manh mối phát hiện khối u ở nhiều cơ quan khác.

TIN MỚI

Khi ung thư ập đến, không chỉ cơ quan có khối u mà toàn bộ cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Từ đó, hàng loạt những dấu hiệu bất thường sẽ xảy ra, điều quan trọng là chúng ta có để ý và xem trọng chúng để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời hay không.

Ví dụ như nếu có 3 bất thường này ở miệng, tốt nhất bạn nên sớm đi thăm khám. Bởi ngoài ung thư liên quan tới khoang miệng, nó cũng có thể là manh mối giúp bạn phát hiện sớm khối u ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

1. Khó nuốt một cách khó hiểu

Khi ăn uống, nếu bạn cảm thấy khó nuốt dai dẳng, khó hiểu hoặc khó nuốt ngay cả khi đã nhai kỹ, ăn thực phẩm mềm thì nên cẩn trọng với ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế dấu hiệu này rất dễ bị ngó lơ do giai đoạn đầu không gây ra cảm giác quá khó chịu, không cản trở sinh hoạt. Đến khi khó nuốt trở nên rõ ràng, đau đớn thì tức là bệnh đã nặng. Chưa kể, nhiều người thường đánh đồng triệu chứng này với bệnh vặt như đau họng, cảm lạnh… và tự điều trị bằng thuốc khiến tình hình càng tệ thêm.

3 bất thường ở khoang miệng là cảnh báo sớm khi tế bào ung thư tấn công cơ thể- Ảnh 1.

Trong khi đó, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã nhấn mạnh rằng: khó nuốt, cảm giác có dị vật trong cổ họng là triệu chứng đặc hiệu, gặp ở hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp. Triệu chứng này sẽ có mức độ khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cảnh báo thêm rằng đây có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư phổi hoặc bệnh dạ dày, ung thư hạch.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể nhai, nuốt thức ăn không quá khó và chỉ có cảm giác vướng, đau khi nuốt. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì ngay cả thức ăn dạng lỏng cũng không thể đi qua thực quản để xuống dạ dày, người bệnh sẽ không ăn uống được và nôn liên tục. Thậm chí nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau và khó thực hiện.

2. Hơi thở hôi bất thường

Trên thực tế, hầu hết mọi người không quá chú ý đến vấn đề hôi miệng, trừ khi nó quá nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng tới người xung quanh. Nó thường được coi là vấn đề liên quan tới thực phẩm, vệ sinh răng miệng, thậm chí là do “cơ địa”. Tuy nhiên, hôi miệng bất thường cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu bạn gặp tình trạng hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng rất kỹ, không phải do bệnh răng miệng hay mùi hôi lạ, hôi miệng thời gian dài thì tốt nhất nên đi thăm khám. Ví dụ, khi bạn mắc các bệnh về khối u ác tính như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột sẽ gây ra triệu chứng hôi miệng. Đồng thời, nước tiểu và phân do chính mình thải ra cũng có mùi rất nồng, phần lớn giống như mùi trứng thối hoặc táo thối.

Miệng hôi như thức ăn thiu hoặc chua nồng thường liên quan tới khối u tiêu hóa. Nếu miệng hôi tanh nồng nặc thì rất có thể do ung thư phổi giai đoạn nặng. Ung thư gan thì thường gây ra hôi miệng nghiêm trọng vào mỗi sáng ngủ dậy, ngay cả sau khi đánh răng kèm với triệu chứng đắng miệng, khô miệng.

3. Viêm loét, chảy máu dai dẳng

Chảy máu ở miệng do ung thư phổ biến nhất là 3 dạng: chảy máu kèm vết loét, chảy máu nướu răng và chảy máu bất thường trong khoang miệng.

Nếu nướu răng của bạn thường xuyên bị chảy máu mà không rõ nguyên nhân, bạn cần kiểm tra xem có phải do ung thư gan hay không. Vì gan có chức năng đông máu nếu bị tế bào ung thư tác động và chức năng đông máu bị giảm đi rất nhiều, dễ dẫn đến chảy máu nướu răng bất thường.

Còn nếu vùng miệng luôn chảy máu mà không rõ nguyên nhân cũng có thể liên quan mật thiết đến ung thư vòm họng. Lúc này, người bệnh thường kèm theo nhiều triệu chứng bất thường như khó chịu ở họng, khàn giọng. Chảy máu bên trong khoang miệng hoặc có máu lẫn trong nước bọt, đờm thì rất có thể liên quan tới ung thư phổi, ung thư máu.

3 bất thường ở khoang miệng là cảnh báo sớm khi tế bào ung thư tấn công cơ thể- Ảnh 2.

Đặc biệt, các chuyên gia nhắc nhở chúng ta không nên chủ quan với chảy máu do vết loét, cục u, sưng tấy bên trong khoang miệng. Đây là một dấu hiệu phổ biến ở nhóm các bệnh ung thư miệng, ung thư vùng đầu cổ. Ngay cả khi chưa xuất hiện chảy máu nhưng có vết loét trong khoang miệng không khỏi sau 2 tuần cũng nên nhanh chóng đi tầm soát ung thư.

Nguồn: Sohu, Daily Mail
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin