Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dậy con thành tài và không ít người tốn vô vàn thời gian vào việc kiếm tìm công thức để đạt được giấc mơ đó. Nhưng đáng tiếc không có bất cứ cuốn sách, bất cứ khuôn mẫu nào có thể đảm bảo việc các mẹ sẽ dạy con thành tài.
Người Do Thái hiếm khi tìm kiếm các thông tin nuôi dạy con trên các hội nhóm cha mẹ nuôi con trên internet, hay tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tâm lý. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là trẻ em Do Thái nói chung được đánh giá là vô cùng thông minh. Hãy tham khảo quan điểm mà cha mẹ Do Thái áp dụng để nuôi dạy những đứa trẻ thành công!
1. Khuyến khích trẻ tự lập
Thông thường, cha mẹ luôn nói với con trẻ:” Con có thể làm được mọi thứ nếu con tin mình có thể”, nhưng cha mẹ Do Thái thì không như vậy. Thay vào đó, họ thường khích lệ “Con có thể tự mình làm mọi việc”. Ở bất cứ quán café nào ở Isarel, không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn bít tết một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi. Họ tạo điều kiện để trẻ em có thể làm bất cứ điều gì khi thể trạng của chúng cho phép.
2. Động viên con cố gắng
Để có thể trở thành những cá thể độc lập, cha mẹ nên công nhận mọi nỗ lực của trẻ. Khi trẻ có một sở thích mới, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ cố gắng.
Nếu có khi nào mọi chuyện xảy ra không được như mong đợi, hãy an ủi và động viên con” Ban đầu mọi chuyện đều có hơi chút khó khăn mà thôi”.
3. Thực sự tin tưởng con
Nghe có vẻ kì lạ, nhưng quả thật đối với các bậc cha mẹ Do Thái, phần thưởng mà họ dành cho sự nỗ lực của các bé không phải là kẹo hay những món quà mà chính là sự tin tưởng. Họ dành cho con trẻ sự tin tưởng tuyệt đối. Khi họ để cho bé được tự làm bất cứ công việc gì, điều đó đồng nghĩa bé đang được khen thưởng.
4. Vẻ ngoài chẳng nói lên gì cả
Trái với quan điểm thông thường, những bà mẹ Do Thái không dành nhiều thời gian để để tâm tới vẻ ngoài của con cái. Khi dạo chơi, những em bé Do Thái thường bị bắt gặp trong trạng thái không mấy “gọn gàng”. Người chúng có thể phủ đầy bùn, những ngón tay thì nhớp nhúa và đôi khi áo còn mất cúc. Nguyên nhân bởi những người mẹ nơi đây tin rằng việc giữ gìn sự ngăn nắp và sạch sẽ cho trẻ em khi ra ngoài là một điều không cần thiết và nó không hề hỗ trợ quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé.
5. Chấp nhận việc bày bừa
Cha mẹ Do Thái chẳng hề phiền lòng khi con họ luôn bày bừa bởi họ hiểu trẻ con là vậy, chúng hiếu kỳ với mọi thứ và luôn muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh và việc này sẽ được cải thiện khi chúng lớn lên. Thay vì việc la mắng trẻ về việc không gọn gàng, họ cho phép con có thể được tự do bày biện theo cách con thích.
6. Hãy để trẻ thỏa thích khám phá
Người Do Thái không phí sức lực chạy quanh những đứa trẻ và liên tục yêu cầu trẻ không được làm cái này, không được chạm vào cái kia. Bởi họ hiểu, trẻ em cần phải được “xả” năng lượng ra ngoài khi chúng còn trẻ và tràn đầy sức lực. Bằng cách này, khi trưởng thành trẻ sẽ tự tin hơn và kiên định hơn trong những lựa chọn của mình
7. Tôn trọng gia đình
Mặc dù trẻ em Do Thái được tự do nói lên suy nghĩ và làm rất nhiều thứ nhưng mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Yếu tố gia đình rất được coi trọng và không một đứa trẻ Do Thái nào được phép xúc phạm hay tỏ ra bất kính với ba mẹ. Nếu chuyện đó xảy ra, cha mẹ sẽ phạt chúng rất nặng.
8. Ba có việc của ba, mẹ có việc của mẹ và con có việc của con
Mọi đứa trẻ Do Thái đều được dạy cần phải tôn trọng cha mẹ và những việc mà ba mẹ làm đều có một tầm quan trọng nhất định. Thay vì việc nhờ cha mẹ làm hộ việc của cá nhân mình, những đứa trẻ sẽ nỗ lực để tự mình làm được.
9. Rượu mời hơn rượu phạt
Thay vì phạt trẻ khi trẻ làm sai, người Do Thái lại đưa ra những phần thưởng cho hành động đúng. Như vậy, trẻ sẽ luôn cố gắng cư xử và hành động thật tốt vì quyền lợi của chính mình.
10. Mọi nỗ lực đều đáng ghi nhận
Các nhà tâm lý học hiện đại đều đưa ra lời khuyên không nên khen ngợi trẻ khi chúng bày ra những trò đùa trẻ con. Nhưng, phụ huynh Do Thái lại hoàn tin tưởng rằng mọi nỗ lực, dù là nhỏ nhất của trẻ đều đáng ghi nhận và khen ngợi bởi việc này rất có ích cho quá trình phát triển của trẻ.