Không chỉ thơm ngon, 4 loại này còn là những “vị thuốc” tốt giúp ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe cho gia đình.
1. Hạt sen
Không chỉ là một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, hạt sen còn là một vị thuốc quý, rất tốt cho sức khỏe con người. Ngoài công dụng an thần, thư giãn đầu óc, giúp ngủ sâu như nhiều người đã biết, hạt sen còn có thể giúp ức chế các tế bào ung thư hiệu quả.
Ảnh: Internet
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên dùng tâm sen có thể hỗ trợ chữa bệnh ung thư phổi vì có chứa hoạt chất neferine giúp ức chế tế bào ung thư lây lan rộng. Trong hạt sen chứa một loại chất đặc biệt có tác dụng khống chế ung thư mũi, họng, ung thư tử cung, người bị ung thư phổi nhiệt thấp, ho khan đều nên ăn nhiều hạt sen.
Ngoài ra, hạt sen tính bằng, vị ngọt, có tác dụng dưỡng tim, ích thận, khỏe tỳ. Có 2 loại hạt sen là hạt sen trắng và hạt sen đỏ. Hạt sen đỏ tuy cứng hơn nhưng bổ thận, dưỡng huyết tốt hơn, hạt sen trắng mềm hơn và công dụng bổ tì mạnh hơn. Do đó, tùy vào nhu cầu mà mọi người có thể lựa chọn loại hạt sen phù hợp cho sức khỏe.
2. Hạt dẻ
Với hương vị béo bùi và thơm ngon, cho nên không quá khó hiểu khi hạt dẻ chiếm được nhiều sự tin yêu từ tất cả mọi người.
Theo Đông y, hạt dẻ là hạt “Đệ nhất bổ thận, hoạt huyết”. Loại hạt này có vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, bổ thận cứng gân, có tác dụng trị bệnh đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư. Ngoài ra, thành phần hoạt chất chính trong hạt dẻ là aescin có tác dụng cải thiện sức khỏe tĩnh mạch và chống viêm. Giúp làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng aescin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, hạt dẻ cũng là loại hạt có rất nhiều Vitamin C rất tốt cho cơ thể. Đây được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại.
Hạt dẻ tuy thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều tác hại. Người cao tuổi và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn loại hạt này bởi: Người già chức năng tiêu hóa sẽ bị suy giảm, ăn quá nhiều sẽ gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tỳ vị…Trong khi đó, trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, không nên ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đau bụng.
Ngoài ra những người có vấn đề về dạ dày cũng nên hạn chế ăn hạt dẻ vì ăn nhiều sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cho dạ dày làm việc quá sức và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.Khi nấu ăn, không nên kết hợp hạt dẻ với thịt cừu, đậu phụ, thịt bò hay ăn cùng hạnh nhân vì sẽ ra một số tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Hạnh nhân
Đây là một trong các loại hạt có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả vượt trội. Các nhiên cứu đã chỉ ra rằng gamma-tocopherol – một dạng của vitamin E trong hạnh nhân có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống các gốc tự do và oxy hóa liên quan đến ung thư.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, ăn hạt hạnh nhân có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe. Các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh và chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các yếu tố của bệnh tim mạch. Ăn hạnh nhân cũng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn có lợi. Các thành phần probiotic trong loại hạt này giúp tiêu hóa, giải độc và phát triển vi khuẩn lành mạnh trong hệ vi sinh vật đường ruột.
Đặc biệt, hạnh nhân là một trong những thực phẩm tốt cho gan là vì nó rất giàu vitamin E giúp cơ thể chống lại gan nhiễm mỡ. Với nhiều các loại khoáng chất vi lượng như magie và photpho, ăn hạnh nhân còn giúp bảo vệ, duy trì răng và xương luôn khỏe mạnh.
Dù là loại hạt rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng tránh lạm dụng hạnh nhân vì có thể sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ nên duy trì ăn 4 hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ tốt hơn là ăn thật nhiều hạnh nhân.
4. Hạt khiếm thực
Khiếm thực là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ củ của cây hoa súng. Đây là một loại hạt rất tốt cho sức khỏe và là một trong những dược liệu cao cấp, được mệnh danh là sâm nước.
Ảnh: Internet
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình giúp bổ thận, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm. Đặc biệt, tác dụng bổ thận tráng dương của loại hạt này còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen.
Ngoài ra, loại hạt này còn có thể tăng cường chức năng hấp thu của ruột non, cải thiện tốc độ bài tiết xylose trong nước tiểu, và tăng nồng độ carotene trong huyết thanh. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ carotene trong huyết thanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư dạ dày, đồng thời giảm đáng kể khả năng xuất hiện bệnh ung thư nói chung.
Vitamin và các khoáng chất trong kiếm thực giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa lão hóa tuyệt vời. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều khiếm thực do chúng có thể gây chứng khó tiêu và không tốt cho tỳ vị.
(Tổng hợp)