Cảnh báo ung thư nếu chân xuất hiện 5 dấu hiệu bất thường: Bệnh chuyển biến nặng, có nguy cơ di căn vào xương

Nếu thấy chân có những dấu hiệu bất thường như: Da đổi màu, đau nhức, xuất hiện khối u,… thì tuyệt đối bạn không được chủ quan bỏ qua.

TIN MỚI

Bác Tống, 62 tuổi (Trung Quốc) có sức khỏe tốt, ít khi bị cảm sốt. Cách đây vài tháng, bác Tống đột nhiên bị đau đùi dai dẳng. Lúc đầu, bác không để ý, cho rằng mình già đi và loãng xương nên chỉ cần uống 1 cốc sữa mỗi ngày bổ sung canxi. 

Không ngờ 2 tháng sau, cơn đau ở đùi không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Có những hôm bác Trần không ngủ được vì cơn đau âm ỉ, dai dẳng. Trong một lần đi bộ tập thể dục, bác không may bị ngã gãy xương. Con trai vội đưa bác đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ thông báo bác bị ung thư phổi giai đoạn cuối.

Bác sĩ cho biết: Trong tất cả các loại ung thư, ung thư phổi là loại dễ di căn xương nhất. Bác Trần bị đau chân chính là do khối u đã di căn vào xương. 

5 hiện tượng lạ ở chân cảnh báo ung thư

Khi có bất thường ở chân, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng đó là do thiếu canxi, va chạm ngoài ý muốn hoặc do các lý do khác. Nhưng ít ai biết rằng, sự bất thường ở chân có thể là do khối u gây ra.

Dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường ở chân mà bạn cần chú ý nhiều hơn. 

1. Đau dai dẳng

Đau nhức chân là một biểu hiện cơ thể mà hầu hết ai cũng từng trải qua. Khi phát hiện ra tình trạng đau nhức chân kéo dài không thuyên giảm, dù uống thuốc hay nghỉ ngơi đầy đủ thì bệnh vẫn không đỡ thì cần tới ngay bệnh viện thăm khám.

Cơn đau sẽ tăng dần, giai đoạn sau sẽ phát tác. Nếu cơn đau đặc biệt dữ dội vào ban đêm, bạn cần hết sức cảnh giác bởi đó có thể là do ung thư gây ra.

Cảnh báo ung thư nếu chân xuất hiện 5 dấu hiệu bất thường: Bệnh chuyển biến nặng, cần điều trị - Ảnh 2.

2. Màu ở chân bất thường

Màu ở chân sẽ không thay đổi. Nhưng nếu bạn phát hiện màu ở chân trở nên sẫm hơn thì có thể do quá trình trao đổi chất không bình thường.

Sự xâm lấn của các tế bào ung thư là một trong những nguyên nhân chính gây ra bất thường về trao đổi chất. Chẳng hạn như khối u ác tính gây ra thay đổi sắc tố trên da. Hay vùng da xuất hiện các vết sưng, nốt sần, mảng đỏ hoặc thâm tím kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài khối u ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy của da cũng có thể làm thay đổi màu sắc của chân. 

3. Chân phình bất thường

Nếu phát hiện chân có khối cứng không rõ nguyên nhân, nhiệt độ da trên bề mặt khối tăng lên, mạch nông lộ ra ngoài, cục bộ kèm theo các mức độ đau nhức khác nhau, ảnh hưởng đến vận động khớp thì bạn nên cảnh giác với bệnh ung thư xương.

Ngoài ra, phù chân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Mạch máu và dây thần kinh ở chân rất phong phú. Khi tế bào ung thư xâm lấn có thể dẫn đến hình thành khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới khiến chân bị sưng và đau. 

Chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các khối u phụ khoa có thể gây ra cục máu đông. Sau đó gây phù nề chân.

Cảnh báo ung thư nếu chân xuất hiện 5 dấu hiệu bất thường: Bệnh chuyển biến nặng, cần điều trị - Ảnh 3.

4. Xuất hiện các khối u

Thông thường, bề mặt da phải mịn màng. Nhưng khi phát hiện thấy vết sưng nổi rõ ở chân, đó có thể là dấu hiệu của ung thư xương. Hầu hết các cục u này đều cứng, khó di chuyển, dính vào các mô xung quanh, kích thước tăng dần theo thời gian. 

Nếu phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở chân có thể là dấu hiệu mắc ung thư. Bạn nên đi khám kịp thời để tránh việc điều trị chậm trễ.

5. Sưng chi dưới

Trên lâm sàng, triệu chứng đầu tiên của một số bệnh nhân ung thư là cảm giác khó chịu như chi dưới đau. Nguyên nhân là do tế bào ung thư hoành hành đã xâm lấn mạch máu và dây thần kinh.

Những hành vi làm tăng tốc độ lão hóa ở chân

1. Luôn mặc quần bó

Mặc quần quá chật có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chân, trường hợp nặng có thể gây giãn tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến một số nốt ban đỏ, hình nhện ở chân. Trường hợp nặng sẽ có hình giun đất, phình tĩnh mạch.

Cảnh báo ung thư nếu chân xuất hiện 5 dấu hiệu bất thường: Bệnh chuyển biến nặng, cần điều trị - Ảnh 4.

2. Đi giày cao gót

Thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hồi lưu tĩnh mạch của bắp chân, khiến tĩnh mạch chi dưới luôn trong tình trạng sung huyết. Về lâu dài, điều này không chỉ dễ dẫn đến biến dạng bàn chân mà còn làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

3. Thói quen bắt chéo chân

Nhiều người có thói quen duy trì tư thế này trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và bạch huyết của chân, khiến thân dưới bị phù nề, sinh ra chân voi, dễ bị suy giãn tĩnh mạch.

Tình trạng của đôi chân và sức khỏe của chúng ta có mối quan hệ mật thiết. Khi phát hiện có bất thường ở chân, đừng bất cẩn, hãy đi khám kịp thời, điều tra bệnh và can thiệp một cách có chủ đích để tránh những thiệt hại có thể xảy ra do bệnh gây ra.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin