Với nhiều lần phá giá đồng NDT, Trung Quốc bị “nghi” thao túng tiền tệ, để hạn chế ảnh hưởng, Việt Nam cần có kịch bản ứng phó để chống rủi ro tỷ giá.
-
Nợ xấu đang gia tăng liên tục, tạo tổng thể một khoản nợ xấu khá lớnTại: Nợ xấu sẽ vẫn rất áp lực trong năm 2024
-
Việt Nam không thao túng tiền tệTại: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Cuộc thương chiến Mỹ – Trung đang leo thang hết sức căng thẳng, đặc biệt trong tháng 8 vừa qua, Trung Quốc có tới 7 lần phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT). Mới đây nhất, ngày 26/8, tại thị trường châu Á, đồng NDT được giao dịch ở mức 7,14 NDT đổi được 1 USD, mức thấp nhất trong 11 năm qua, kể từ đầu năm 2008. Với những đợt phá giá chưa từng có này trong lịch sử, Trung Quốc đang bị coi là nước “thao túng tiền tệ”.
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc “thao túng tiền tệ”. (Ảnh minh họa: KT)
Trước những căng thẳng của cuộc chiến thương mại “đầy cam go”, T.S Cấn Văn Lực và nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Ngân hàng BIDV đã đưa ra nghiên cứu với chủ đề “Trung Quốc bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ, Việt Nam nên làm gì?”.
Theo phân tích của nhóm tác giả, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) đã chủ động điều chỉnh tỉ giá đồng CNY xuống mốc 7 và chính thức “vũ khí hóa” tiền tệ nhằm giảm tác động từ trong cuộc chiến thương mại.
PBoC cho rằng, tỷ giá USD/CNY thay đổi và được quyết định bởi thị trường và Trung Quốc sẽ không dùng tỷ giá đồng CNY để làm công cụ đối phó với những quấy rối từ nước ngoài, ví dụ như chiến tranh thương mại.
Theo đơn vị này, các chính sách bảo hộ thương mại leo thang là nguyên nhân chính dẫn đến việc tỉ giá USD/CNY tăng cao, đặt trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng ở mức khá, cán cân thanh toán và dòng vốn vào ổn định. Đồng thời, PBoC cũng nhấn mạnh, đồng CNY lên giá thực trong 20 năm qua, và mốc 7 không phải là một thước đo của tỉ giá USD/CNY.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chính sách tỷ giá của bất kỳ quốc gia nào cũng là chính sách phức tạp, nó hội tụ và lan tỏa tới các chính sách khác, không chỉ ở trong nước mà còn lan tỏa sang các chính sách tỷ giá của các nước khác. Những nước càng lớn thì sự ảnh hưởng càng lớn.
Trung Quốc là một cường quốc kinh tế lớn, đồng tiền của nước này ảnh hưởng rất mạnh tới các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là việc xuất khẩu của Trung Quốc. Do vậy, khi Trung Quốc phá giá đồng NDT sẽ khiến các nước khác ít nhiều cũng có sự điều chỉnh tỷ giá theo nếu không muốn bị mất cạnh tranh với Trung Quốc và động thái này sẽ tạo áp lực về tăng lạm phát cho các nước khác trên thế giới.
TS. Nguyễn Minh Phong cho biết thêm, trong xu hướng ấy, rõ ràng Việt Nam cũng phải chịu nhiều sức ép, tuy nhiên, sự điều chỉnh của tỷ giá Việt Nam đến đâu còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ chứ không thể thụ động theo sự điều chỉnh của Trung Quốc.
Việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam ở 2 khía cạnh, một là làm tăng sức ép điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam theo hướng giảm giá VND để cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc; thứ 2 có thể làm tăng nhập siêu nếu Việt Nam không điều chỉnh tỷ giá. Nói cách khác, nếu Việt Nam giữ nguyên tỷ giá thì lượng hàng từ Trung Quốc tràn sang Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Một mặt, Việt Nam sẽ nhận được lượng hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn nhưng mặt khác sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt.
Ông Phong nhận định, hiện nay, tỷ giá của Việt Nam đã ít nhiều chững lại và có xu hướng tăng gần chốt, cho nên sức ép đối với điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam cũng dần được cải thiện. Trong bối cảnh cuộc thương chiến vẫn đang tiếp tục thì điều quan trọng nhất là cần tiếp tục quan sát và cập nhật động thái tiền tệ của Trung Quốc cũng như của các nước khác.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá và các đồng tiền khác trên thế giới cũngđiều chỉnh giảm giá thì VND sớm muộn, ít nhiều cũng sẽ phải điều chỉnh theo. Do vậy, cần xây dựng kịch bản cụ thể cho các tình huống, cũng như tuyên truyền giải thích chính sách cho doanh nghiệp để chống rủi ro tỷ giá trong tương lai”, TS. Nguyễn Minh Phong đưa ra lời khuyên./.