Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kinh tế – xã hội vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, tăng trưởng chưa thực sự bền vững do tác động về giá dầu thô ở mức thấp.
Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, tăng trưởng quý I nhờ yếu tố chính là đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng (khai thác dầu thô, than đá), trong khi đó mức tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp, chỉ tăng 2,14% so với mức tăng 2,68% cùng kỳ năm trước.
Một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đóng tàu đánh bắt thủy sản, nhà ở cho người thu nhập thấp… được cho là đúng đắn, kịp thời theo đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhưng triển khai chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc gây phiền hà và tác động không nhỏ đến phát triển KT-XH tại các vùng miền, địa phương, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân .
Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng lo ngại về xu hướng nhập siêu lớn trong những tháng đầu năm 2015, 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%, trong đó có nguyên nhân do kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản giảm 15,8% so với cùng kỳ, đồng thời lo ngại sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ 1-2 thị trường.
Sau 3 năm xuất siêu liên tục, hiện tượng nhập siêu đã quay trở lại trong 4 tháng đầu năm 2015, trong đó khu vực kinh tê trong nước nhập siêu 5,7 tỷ USD, cao hơn mức 3,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2014; khu vực có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,7 tỷ USD, thấp hơn mức 5,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu đang có xu hưóng tăng chậm khoảng 6,4%, thấp hơn so vói mục tiêu là 10%. Đáng lưu ý là xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài quý 1/2015 tăng 12,9% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng chi phối lớn trong nhiều mặt hàng.
Có 8/21 nhóm hàng chủ yếu (chiếm 68% tổng kim ngạch xuầ khẩu) do khu vực FDI chiếm trên 90% hoặc 100% như dầu thô, điện thoại các loại và linh kiện, điện tử máy tính và linh kiện…, trong khi xuât khẩu của khu vực kinh tể trong nước giảm 5,1%, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của khu vực doanh nghiệp trong nước gồm nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhiên liệu, khoáng sản lần lượt giảm 15,8% và 37,2%.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu sự tác động từ sự sụt giảm của giá cả hầu hết hàng hóa trên thế giới.
Theo dữ liệu của Ngân hàng thế giới, chỉ số giá hàng hóa qụý 1/2015 đều giảm so với quý IV/2014, trừ nhóm hàng kim loại quý, cụ thể: nhóm hàng năng lượng giảm từ 93,7 còn 67,3; nhóm hàng phi năng lượng giảm từ 92,7 xuống còn 86,8.
Trong đó có cả những hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế. Giá gạo Việt Nam 5% giảm từ mức 413,8 (quý IV/2014) xuống còn 362,9 USD/tấn (quý 1/2015); giá dầu thô giàm từ 74,6 xuống còn 51,6 USD/thùng; giá chè giảm từ 2,64 xuống còn 2,44 USD/kg;…
Do vậy, xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng USD, đẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao.
Nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, trong năm 2015, dự báo nghĩa vụ trả nợ ở mức cao. Theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so vói tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Còn theo báo cáo số 2289/BC-UBTCNS13 ngày 18/10/2014 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách, nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu NSNN năm 2015 dự kiến ở mức 31%.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ lo lắng về việc cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước còn chậm nên khó có thể hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2014 – 2015.
Khánh Nhi