Trước đây, đột quỵ chủ yếu xảy ra ở người có tuổi. Nhưng hiện nya, ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ bị đột quỵ não, chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, thậm chí tử vong.
Đột quỵ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, đặc biệt khả năng tử vong là rất cao. Đột quỵ não xảy ra do hai nguyên nhân chính làm cho máu bị hạn chế đến não hoặc không đến được não. Khi não thiếu máu, các chức năng của não sẽ bị đình trệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Đáng lưu ý, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng. Hiện, số ca đột quỵ ở độ tuổi trung niên và thanh niên chiếm 30% tổng số bệnh nhân. Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ não, dù không hề có tiền sử bệnh?
PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải – Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội đã lý giải chi tiết trong livestream “Những điều cần biết về Giờ vàng đột quỵ”.
Theo bác sĩ Hoàng Bùi Hải, câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều người. Khi biết về những trường hợp không may bị đột quỵ như một người bạn hồi học đi học, những người đồng nghiệp đang còn rất là trẻ nhưng mà tự nhiên lại bị đột quỵ thì ai cũng rất hoang mang,
“Những yếu tố, nguy cơ của đột quỵ như là béo phì, béo quá, cuộc sống tĩnh tại quá, bị huyết áp cao từ khi còn trẻ, các vấn đề về mỡ máu, đường máu, hút thuốc lá, dùng thuốc chất kích thích và công việc rất căng thẳng stress với bộn bề công việc lo toàn…thì cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tổn thương mạch máu và dần dần theo năm tháng.
Có những người mắc những bệnh lý tim mạch đã nhiều năm mà không đi kiểm tra, nghĩ là đi kiểm tra thì sợ mình có bệnh… đều có thể dẫn đến những chuyện đột quỵ. Đột quỵ có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào là như vậy”, bác sĩ Hải phân tích.
Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến đột quỵ não ngày càng trẻ hóa là:
Thứ nhất, công việc và sinh hoạt của chúng ta thay đổi hơn ngày xưa rất nhiều. Việc lạm dụng chất kích thích, căng thẳng quá cũng là những vấn đề dẫn chính.
Vấn đề thứ hai, những vấn đề về tiềm tàng trong cơ thể người trẻ. Ví dụ như di truyền, vấn đề bẩm sinh như tăng động, dị dạng mạch máu não hay là phình mạch, có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào và gây xuất huyết bất cứ khi nào, gây nên tình trạng đột quỵ.
Tuy nhiên, những vấn đề này ngày nay đều có thể dự báo, chẩn đoán bằng các phương tiện khoa học. Nếu như kiểm tra sức khỏe, thăm khám định kỳ đều đặn, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về khả năng mắc bệnh và đưa ra các phương pháp dự phòng bệnh hữu hiệu.
Vì sao ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ bị đột quỵ bất ngờ mặc dù không hề có tiền sử bệnh