Thịt trắng và thịt đỏ có sự khác biệt sau khi ăn. Nhiều người khen thịt trắng và chê thịt đỏ nếu ăn quá nhiều, nhưng chúng ta lại không thể không ăn thịt đỏ. Ăn thế nào cho đúng?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường được nghe các lời khuyên rằng, nên ăn thịt trắng thay vì ăn thịt đỏ , vì thịt đỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Nhưng thực tế, thịt đỏ là món ăn chính phổ biến, không thể không ăn, có cách nào để biết rõ sự khác biệt, từ đó ăn uống đúng cách hơn?
Trước hết, hãy tìm hiểu về khái niệm, thịt đỏ là tất cả các loại thịt động vật có màu đỏ, khi nấu chín vẫn còn màu đỏ hoặc màu tối sẫm. Còn thịt trắng là tất cả các loại thịt động vật mà khi còn tươi sống hoặc đã chế biến thường có màu trắng hoặc sáng màu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cuộc sống hàng ngày, những người thường xuyên ăn thịt đỏ có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim, ung thư và các bệnh khác hơn những người thường ăn thịt trắng, nói cách khác, ăn thịt trắng thực sự khỏe mạnh và có nhiều lợi ích sức khỏe hơn là ăn thịt đỏ.
Thịt trắng và thịt đỏ khác nhau như thế nào?
Thịt đỏ giàu myoglobin và hemoglobin, và màu của hai protein này có đặc điểm màu đỏ máu, đây là nguồn gốc khiến cho thịt có màu đỏ.
Đặc điểm của thịt đỏ còn có chất xơ cơ dày cứng, hàm lượng chất béo cao. Không những thế, thịt đỏ còn chứa chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa có hàm lượng tương đối thấp.
Trong khi đó, đặc điểm của thịt trắng thường là có kết cấu thịt mềm, dẻo, rời rạc hơn, hàm lượng chất béo thấp và hàm lượng axit béo không no trong chất béo cao. Điều này tương đối ngược với thịt đỏ.
Lời khuyên dành cho bạn là không phải không ăn thịt đỏ, mà nên ăn đúng cách.
Thịt đỏ rất giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt giàu protein, vitamin và các chất tương tự như vậy, rất có lợi cho cơ thể con người.
So sánh cho thấy, hàm lượng axit béo của thịt đỏ cao hơn thịt trắng. Không phải cứ nghe nói rằng nó không tốt thì bạn tuyệt nhiên không ăn, vì thịt đó hàm lượng sắt cao hơn rất nhiều so với thịt trắng.
Thịt đỏ là thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, người bị thiếu máu, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Mặc dù hàm lượng axit béo không bão hòa trong thịt trắng cao nhưng nó không có nghĩa là càng cao càng tốt cho cơ thể.
Sử dụng quá nhiều chất oxy hóa rất dễ tạo ra các gốc tự do và các chất tương tự. Vì vậy, cách tốt nhất, bạn nên chọn ăn cả thịt trắng và thịt đỏ hài hòa, dựa trên sự phân tích toàn diện, đánh giá toàn diện, chú ý để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Lời khuyên dành cho bạn là, trong cuộc sống hàng ngày không nên loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ, cũng không phải ưu tiên ăn quá nhiều thịt trắng. Nên ăn kết hợp, lượng thịt trắng có thể nhiều hơn thịt đỏ, nhưng không “cai” hẳn thịt đỏ. Hãy chú ý các phương pháp nấu ăn khoa học, thanh đạm và lành mạnh.
Phân biệt thịt trắng và thịt đỏ thế nào?
Về hình thức:
Thịt đỏ có vẻ bề ngoài màu đỏ ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Khi nấu xong có màu đỏ hoặc màu sẫm, tối.
Thịt trắng có vẻ ngoài màu trắng, khi chưa nấu hay nấu xong đều có màu trắng hoặc sáng màu.
Về giống loài:
Thịt đỏ thuộc nhóm động vật có vú: Động vật 4 chân, ví dụ như lợn, bò, cừu, dê, chó…
Thịt trắng thuộc nhóm động vật không có vú, bò sát, giáp xác: Gà, vịt, ngan, chim, cá, tôm, mực…
Về lượng Myoglobin:
Nếu thịt có hàm lượng myoglobin nhiều hơn là thịt đỏ, và ít hơn là thịt trắng.
Về hàm lượng dinh dưỡng:
Thịt đỏ chứa lượng chất béo khá cao nhưng rất giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, và dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể, giàu protein, vitamin (B1, B2, A, D).
Thịt trắng có thể cung cấp protein phong phú, và hàm lượng chất béo thấp, không dễ gây ra bệnh “ba cao” gồm huyết áp cao, mỡ máu cao và đường trong máu cao.
Về khả năng gây bệnh:
Thịt đỏ: Chỉ cần không ăn quá số lượng cho phép thì không gây ra bệnh tật.
Thịt trắng: Chứa nhiều axit béo không bão hòa, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, giảm nguy cơ ung thư.
Đó là những lý do mà các chuyên gia khuyên bạn nên ăn thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ, cân bằng tỉ lệ để đảm bảo sức khỏe, không những giúp cơ thể hoạt động ổn định, mà còn có thể phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
*Theo BS Gia đình (TQ)