Chúng ta thực sự sợ những điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình nhưng thay vì hành động, một số người chọn cách phớt lờ và bao biện cho sự vô tâm của mình.
01
Tối qua Mai ngủ rất sớm, nhưng trông cô rất mệt mỏi, thì ra hôm qua cô nằm mơ. Trong giấc mơ, cô thấy đó là ngôi nhà cũ của gia đình. Mai không thể nhớ phần trước đó là gì. Mai chỉ nhớ rằng cô đột nhiên nhận được một cuộc điện thoại và đầu dây bên kia nói rằng mẹ cô đã qua đời. Mai không biết mình đang ở đâu, chỉ nghĩ phải thu xếp hành lí và trở về quê. Mai hỏi chồng rằng anh ấy có thể chở Mai về nhà để thu xếp hành lí không. Anh ấy nói không và lí do là anh ấy có những việc quan trọng khác. Vì vậy, Mai đã chạy trốn và nghĩ rằng, đêm nay Mai phải đi đâu để tìm một chiếc xe hơi.
Cuối cùng, Mai cũng về đến nhà, nhưng không thể nhớ những gì cần mang về. Lo lắng, lòng Mai băn khoăn. Mai vừa nói chuyện với bố vào buổi sáng. Tại sao ông không nói với Mai tin tức về cái chết của mẹ cô? Sau đó Mai thức dậy. Nhìn người chồng đang ngủ, mọi thứ vẫn như cũ, Mai thầm nhủ đó chỉ là cơn ác mộng. Cô gọi cho bố hỏi xem bệnh tình của mẹ thế nào, bệnh của bà vẫn không thuyên giảm.
Mai cho rằng người mẹ ốm yếu giống như một quả bom hẹn giờ. Mai biết rằng một khi quả bom này được kích nổ, tất cả chúng ta sẽ bị bầm tím, nhưng Mai không có khả năng tháo dỡ nó. Mai chỉ mong mẹ cô sống lâu hơn một chút, vậy là tốt rồi.
Nhưng, thay vì tức tốc chạy về thăm mẹ, Mai đã tưởng tượng ra rất nhiều điều “đỡ đạn” cho bản thân, che đậy ý định trốn tránh việc về này. Nếu chẳng may, mẹ Mai gặp chuyện, làm thế nào Mai có thể từ nhà cô chạy về nhà mẹ với tốc độ nhanh nhất? Làm thế nào để xoa dịu nỗi lòng người cha buồn bã và cố chấp? Mặc dù giao thông ngày nay rất thuận tiện, nhưng Mai lại dựa vào bức bình phong này nhằm che đậy sự thiếu trách nhiệm của mình. Đã nhiều lần Mai quyết định về thăm mẹ vào cuối tuần, thì đến hẹn, Mai lại bận công tác và đang ở xa, hay ra ngoài gặp khách hàng. Lời hứa về thăm mẹ tưởng chừng như có thể thực hiện nhưng Mai lại chẳng thể làm được. Đây cũng là một điều đáng buồn!
Chúng ta thực sự sợ những điều tồi tệ sẽ xảy đến với mình nhưng thay vì hành động, một số người chọn cách phớt lờ và bao biện cho sự vô tâm của mình. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ trở về quê nhanh chóng nếu chẳng may có gì bất trắc vì mọi thứ hiện giờ rất thuận tiện. Nhưng trong chớp mắt, những điều này trở nên vô định vì những lý do hoặc sự cố ngoài ý muốn. Do đó, nhiều người đang làm việc chăm chỉ và muốn mình không phải hối hận về sau, không thất hứa với người thân và ở bên họ càng nhiều càng tốt.
02
Tiểu Na có một thói quen, mỗi tuần, cô đều dành cả ngày chủ nhật để về thăm cha mẹ. Hai giờ lái xe không quá xa, nhưng cô ấy luôn bận rộn vào cuối tuần. Con trai của cô bận học vẽ, gặp bạn bè, còn cô cũng gặp bạn cũ… Cứ hai giờ một lần, cô phải đi đến một nơi, bánh xe của Tiểu Na đi khắp mọi nơi trong thành phố. Mỗi lần tôi trở về nhà của bố mẹ, tôi thực sự phải vất vả.
Nhưng với cô ấy, thăm cha mẹ là việc phải làm và cô nói không thấy vất vả dù cô thực sự rất vất vả và mệt mỏi. Cha mẹ cô nói: “Nếu con quá mệt mỏi, thì hãy bớt đi hai ngày thăm cha mẹ mà nghỉ ngơi. Mọi thứ ở đây đều tốt, bây giờ đã có điện thoại, con có thể gọi về và trò chuyện với cha mẹ.” Tiểu Na không dám nói với bố mẹ rằng mặc dù hai người già có sức khỏe tốt và trông khỏe mạnh, nhưng họ đã bảy mươi mấy tuổi rồi. Cô cực kì lo lắng vì sợ sơ suất của mình mà bỏ lỡ thời gian điều trị cho cha mẹ cô, bỏ lỡ thời gian quý giá còn lại bên cha mẹ lúc họ tuổi xế chiều.
Vấn đề phổ biến của người trưởng thành là sợ bỏ lỡ. Chúng ta sợ bỏ lỡ cơ hội ở bên cạnh chăm sóc cho cha mẹ và người thân, sợ bỏ lỡ người thật sự tốt với mình, bỏ lỡ cơ hội cùng người ấy xây dựng ngôi nhà nhỏ ấm áp trong mơ của bạn. Chúng ta cũng sợ bỏ lỡ sự phát triển của con cái, sợ rằng ta không phải là cha mẹ tốt.
Nhưng vì một lý do nào đó ngoài ý muốn, chúng ta phớt lờ những nỗi sợ này để ưu tiên cho những việc, những người khác mà chúng ta tưởng rằng quan trọng. Đến khi những nỗi sợ kia thành sự thật, chúng ta lại tự dằn vặt chính mình, đổ lỗi cho người khác và bắt đầu câu nói với hai chữ “Giá mà”. Vậy nên, hãy dành ít thời gian để thăm cha mẹ, người thân, ở bên và tâm sự cùng họ. Chỉ như vậy, họ cảm thấy vui vẻ, yêu đời và bạn cũng nhận lại không ít hạnh phúc và tránh những hối tiếc về sau.
03
Khi người ta ở tuổi đôi mươi, họ có thể đã đánh mất thứ gì đó hoặc bỏ lỡ một cơ hội tốt, dù cho họ có rơi vài giọt nước mắt và tiếng thở dài, nhưng họ còn sức trẻ. Thất bại thì họ làm lại, họ sẽ có những thứ họ muốn bằng nỗ lực thực sự. Tuy nhiên, khi con người đến tuổi trung niên, những từ “bỏ lỡ” có thể khiến nhiều người cảm thấy toát mồ hôi hay lạnh sống lưng, họ sợ để lỡ những thứ có thể khiến họ ân hận cả đời. Họ cho rằng bản thân không có đủ thời gian để sửa sai.
Mỗi ngày, tất cả chúng ta đều hy vọng rằng cha mẹ có thể khỏe mạnh và hy vọng rằng con cái có thể có một tuổi thơ hạnh phúc.Tôi hy vọng rằng tôi có thể làm việc chăm chỉ hơn tại công ty, không bỏ lỡ cơ hội thăng tiến và tăng lương, có điều kiện tốt hơn để lo cho gia đình. Tôi hy vọng rằng những ngày này có thể chậm hơn, để tôi có cơ hội đánh bóng từng chi tiết nhỏ trong đời và để cuộc sống phát triển theo hướng mà tôi thích. Đằng sau bao nhiêu hi vọng là khát khao chiếm hữu và nỗi sợ bản thân đã “bỏ lỡ” điều gì.
Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên. Chúng ta không thể biết trước điều gì, chúng ta không đủ khả năng để thay đổi mọi thứ thuộc về nguyên nhân khách quan nhưng bản thân mỗi người có thể sử dụng tất cả những nỗ lực của mình, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, no ấm và hạnh phúc hơn.
Tôi không dám hi vọng cuộc sống được suôn sẻ mãi mãi. Tôi hy vọng rằng sau những nỗ lực của bản thân để đạt được những thứ mình muốn.