Ngành F&B Việt Nam phát triển nóng từng năm, song tỷ suất lợi nhuận so với thế giới còn rất thấp

Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

TIN MỚI

Việt Nam vừa vinh dự được nhận giải thưởng “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019” tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới – World Travel Awards lần thứ 26 và đang được đề cử là “Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực”.

Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ngành ẩm thực nước  có những bước tăng trưởng vượt bậc trong suốt 5 năm qua với số lượng nhà hàng, quán cà phê, Pub và Bar tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng.

Đặc biệt, không ít hơn một lần Việt Nam là điểm đến số 1 trong thị trường F&B khu vực, theo dữ liệu từ Hiệp hội Nhà hàng singapore. Thống kê của Dcorp R-Keeper cũng cho thấy, Việt Nam hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản.

Mặt khác, Việt Nam còn đang đón nhận làn sóng đầu tư chuyển dịch từ Đài Loan. Khi mà, những năm gần đây do ảnh hưởng từ Trung Quốc nên thị trường F&B tại Đài Loan giảm rất mạnh, nhà đầu tư theo đó đi tìm thị trường mới và Việt Nam là điểm đến được ưu tiên lựa chọn.

Ngành F&B Việt Nam phát triển nóng từng năm, song tỷ suất lợi nhuận so với thế giới còn rất thấp - Ảnh 1.

Mặc dù phát triển mạnh qua từng năm và không ngừng thu hút vốn đầu tư ngoại, thực tế ngành F&B nước ta vẫn chứng kiến nhiều sự lụi tàn, thậm chí có những chuỗi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Phân tích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết Việt Nam khác thế giới hai điểm:

Thứ nhất, người ta học xong mới làm, Việt Nam thì ngược lại làm xong mới học. Trong đó, những đơn vị kinh doanh ngành hàng F&B thì đa số là có tiền, họ nhìn thấy cửa hàng bên cạnh mở ra và phát triển tốt nên bắt chước làm theo, và chưa được trải qua những bài học gì về lĩnh vực này trước đó.

Thứ hai, người Việt Nam có tư duy giấu nghề. Khác với người nước ngoài, một đơn vị làm tốt sẽ chia sẻ cho đối tác, và các bên cùng phát triển. Ngược lại, tại Việt Nam nếu có một người nào làm tốt thì sẽ giấu đi, coi như bí quyết gia truyền và rất sợ người khác học theo, làm theo và thành công theo. Nhìn chung, người Việt còn theo kiểu mạnh ai nấy làm, dẫn đến không có sự liên kết, cộng hưởng cùng phát triển cùng khai thác thị trường.

Kết quả, tỷ suất lợi nhuận ngành F&B còn rất thấp so với thế giới. Bên cạnh nguyên nhần về tư suy và cách làm như đã nói trên, doanh nghiệp Việt còn đối mặt với nhiều gánh nặng rất lớn, từ nợ vay, chi phí mặt bằng đến đào tạo nhân sự, thuê chuyên gia ngoại…

Trước những tồn tại này, ông Chử Hồng Minh cho rằng để khai thác tiềm năng của ngành, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái phát triển kinh doanh không giới hạn cho chủ sở hữu, nhà đầu tư ngành F&B, khuyến khích trao đổi văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Đồng quan điểm, ông Lê Tân – Phó Chủ tịch Hiệp hội văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho rằng vấn đề hiện nay là cần làm gì để kết nối và giới thiệu doanh nghiệp, thương hiệu F&B đến với người tiêu dùng, du khách trong, ngoài nước.

Trong đó, các chuyên gia cũng khuyến khích doanh nghiệp làm từng bước thật kỹ càng, không vội vã. Bên cạnh việc đưa ẩm thực thế giới về Việt Nam thông qua du lịch, giao lưu văn hoá… chiều ngược lại khi đưa ẩm thực Việt Nam ra ngoài thế giới, chúng ta cần thử nghiệm, quan sát sự đón nhận của khách bạn và từng bước từng bước mở rộng.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin