Theo Henry Ford: “Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết mọi việc mà anh ta theo đuổi, nhưng nếu không đam mê những việc đó thì thành công cũng không còn mấy ý nghĩa”.
Thông tin:
Tên sách: Henry Ford – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi
Tác giả: Henry Ford. – Dịch giả: Ngô Phương Hạng.
Nhà xuất bản: Nxb Lao động
Số trang: 340
Ngày xuất bản: 03-2006
Giá bìa: 47.500 VNĐ
Giới thiệu về nội dung:
Henry Ford xuất bản cuốn sách Cuộc đời và Sự nghiệp của tôi năm 1922 kể lại toàn bộ sự nghiệp của ông trong việc thành lập Hãng Ford cũng như suy nghĩ của ông về nhiều vấn đề khác.
Trong cuốn sách, Henry Ford viết: Đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết mọi việc mà anh ta theo đuổi, nhưng nếu không đam mê những việc đó thì thành công cũng không còn mấy ý nghĩa.
Ông đã chứng minh những lời mình nói bằng cả cuộc đời, bằng những thành tựu liên tục cho niềm đam mê của mình- sản xuất ô tô phục vụ đại chúng và bằng lý tưởng và nguyên tắc sản xuất phục vụ xã hội.
Henry Ford là người khởi xướng việc áp dụng dây chuyền lắp ráp công nghiệp để sản xuất sản phẩm với giá cả phải chăng nhất. “Thời đại của Ford” đã mở ra cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới và còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh hiện đại.
Hãy khám phá “Thời đại của Ford” qua cuốn sách “Cuộc đời và sự nghiệp của tôi”. Những lời cuối trong cuốn sách về khái niệm “giá trị sử dụng” chính là những lời khuyên mà ông muốn nói, rằng chúng ta đừng quá chú trọng vào việc dành dụm. Ông nói: “Đó không phải là “để dành” mỗi khi ta ngăn chính bản thân mình trở nên hữu ích hơn. Khi làm như vậy là tự ta đã lấy đi vốn liếng cuối cùng của mình; lấy đi giá trị của vốn đầu tư của tự nhiên.” Ưu tiên trau dồi khả năng suy nghĩ chính là đầu tư cho chính bạn, là điều luôn đem lại kết quả tốt nhất.
‘‘Đam mê là một trong số ít những tài (Henry Ford) |
Năm 1914, khi tuyên bố trả lương công nhật cho thợ tối thiểu là 5 USD và rút thời gian làm việc từ 9 giờ xuống còn 8 giờ/ngày, Henry Ford đã làm chấn động giới kinh doanh Hoa Kỳ. Nhiều người tiên đoán: Ông sẽ phá sản bởi sẽ có hàng ngàn công nhân tới xin việc, còn công nhân của hãng Ford sẽ tối mắt vì đồng lương quá cao mà sao nhãng công việc.
Thế nhưng Henry Ford lại lập luận rằng: Nếu chỉ người quét xưởng làm tròn phận sự của mình, anh ta có thể tiết kiệm cho chúng tôi 5 USD bằng cách nhặt nhạnh các vật thừa vương vãi dưới sàn, trong khi anh ta có thể đưa chúng vào sọt rác bằng nhát chổi tắc trách của mình.
Theo Henry Ford, giá bán đúng không phải là giá khách hàng phải trả; lương trả đúng không phải là mức lương tối thiểu người thợ phải nhận để sống. Giá bán đúng phải là giá thấp nhất của một sản phẩm được bán ra thường xuyên. Lương trả đúng phải là tiền lương cao nhất có thể trả. Phương châm của ông là: Người chỉ huy một hãng công nghiệp tư nhân có đủ tự do theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng không được quên rằng dù muốn hay không, anh ta phải mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng!
Sau thời điểm năm 1914 đầy cam go, thử thách, hãng Ford đã khẳng định vị trí của mình trên thương trường Mỹ theo cái cách tư duy của Henry Ford. Năm 1918, một nửa số ôtô được sử dụng trên đất Mỹ là Model T của hãng Fofd. Loại xe này được yêu thích rất nhiều năm sau đó. Tới năm 1927, tổng số đã có 15 triệu chiếc Model T được đưa ra thị trường. Một kỷ lục tồn tại suốt 45 năm mới bị phá vỡ.
Năm 1922, Henry Ford đã cho xuất bản cuốn sách “Cuộc đời và sự nghiệp của tôi” kể về cuộc đời và suy nghĩ của ông trong việc bắt tay xây dựng hãng Ford. Sinh năm 1863 tại Bang Michigan trong một gia đình nông dân khá giả, Henry Ford đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho niềm đam mê là những cỗ máy ôtô.
Năm 1903, cùng với 11 nhà đầu tư khác và 28.000 USD tiền vốn, Henry Ford đã sáng lập lên một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Trong cuốn sách này Henry Ford cũng đã viết: ‘‘Đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá nhất của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết công việc mà anh ta theo đuổi. Nhưng nếu không đam mê, thì những thành công cũng chẳng còn mấy ý nghĩa.”
Sự đam mê đã dẫn dắt Henry Ford từ bỏ vị trí một người quản lý tại một công ty nhiều lương bổng để theo đuổi nền công nghiệp ôtô non trẻ nhiều rủi ro. Niềm đam mê cũng đưa ông trở nhà nhà tư bản đầu tiên đào tạo, sử dụng những người lao động tàn tật, nâng cao tiền lương cho công nhân, sản xuất và bán ôtô với giá rẻ nhất.
Niềm đam mê đó đã đưa Henry Ford trở thành một con người được tạp chí Forbes xếp hạng là người đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại cùng với Nobel, Morgan, Rokerfeller…