Cách Home Credit theo đuổi chiến lược ESG

Đơn vị triển khai 6 trụ cột lớn về quản trị, môi trường, xã hội, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giúp mọi người làm chủ cuộc sống.

Năm 2020, Home Credit Việt Nam là một trong số ít các doanh nghiệp trong nước chuẩn hóa chiến lược về phát triển bền vững theo nguyên tắc ESG. Thời điểm đó, ESG là khái niệm chỉ mới phổ biến trên thế giới. Sau 5 năm, ESG trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất, bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Giữa tháng 7, Home Credit Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững (ESG) 2023. Sau ba kỳ (2020-2022) báo cáo gộp với Home Credit toàn cầu, năm nay, đơn vị lần đầu có bản báo cáo riêng cho thị trường Việt Nam

Sáu trụ cột phát triển

4 năm sau lần công bố báo cáo đầu tiên, chiến lược phát triển bền vững của Home Credit luôn nhất quán với 6 trụ cột trong các lĩnh vực quản trị, môi trường, xã hội. Những trụ cột này được xây dựng dựa trên ưu tiên của doanh nghiệp và đặc thù kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

6 trụ cột mà đơn vị này đưa ra bao gồm: tài chính toàn diện, tài chính có trách nhiệm, cộng đồng bền vững, lực lượng lao động đa dạng, chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế. Ở từng trụ cột, doanh nghiệp tài chính số lại vạch ra nhiều kế hoạch, hành động khác nhau, tạo nên cách tiếp cận bao trùm, đóng góp vào mục tiêu “giúp mọi người làm chủ cuộc sống và sống vui như mong đợi”.

Với tài chính có trách nhiệm, Home Credit cung cấp thông tin minh bạch về sản phẩm dịch vụ. Đơn vị cũng triển khai nhiều hoạt động thông qua dự án Home Smart để phổ cập kiến thức tài chính cá nhân cho khách hàng và cộng đồng. Dự án được triển khai thông qua đa dạng hình thức như mạng xã hội, tổ chức hội thảo, ra mắt sách…

Ông Jakub Kudrna, Giám đốc Chiến lược, Chủ tịch Ban chỉ đạo ESG Home Credit Việt Nam cho biết các giải pháp này góp phần tạo ra một môi trường tài chính có trách nhiệm đồng thời củng cố mối quan hệ và lợi ích cho cả hai phía.

Ông Jakub Kudrna (thứ 3 từ phải qua) chia sẻ cùng đội ngũ nhân viên Home Credit. Ảnh: Home Credit

Ông Jakub Kudrna (thứ 3 từ phải qua) chia sẻ cùng đội ngũ nhân viên Home Credit. Ảnh: Home Credit

Cũng theo ông Jakub Kudrna, đặc thù của ngành tài chính tiêu dùng là phục vụ người dùng dưới chuẩn ngân hàng. Tuy nhiên với mục tiêu nhân rộng, phổ cập tài chính toàn diện, Home Credit còn tập trung hỗ trợ nhóm người không thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống (unbanked) thông qua các dự án hỗ trợ cộng đồng (CSR).

Doanh nghiệp đã triển khai sáng kiến Home for Life, cấp vốn và đào tạo kỹ năng cho phụ nữ khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Nguồn vốn này dùng để phát triển sinh kế và các mô hình kinh doanh nhỏ. Mục tiêu là nâng cao năng lực tài chính để họ trở thành nhóm có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng hạn chế (underbanked). Home for Life còn hỗ trợ các mô hình kinh tế, khởi nghiệp ở nhiều địa phương như Thái Nguyên, Bạc Liêu.

Chương trình tập huấn từ dự án Home for Life nâng cao kiến thức tài chính cho phụ nữ. Ảnh: Home Credit

Chương trình tập huấn từ dự án Home for Life nâng cao kiến thức tài chính cho phụ nữ. Ảnh: Home Credit

Với mục tiêu song hành xây dựng cộng đồng bền vững, doanh nghiệp tài chính số khởi tạo sáng kiến Home Love, thu hút hàng nghìn nhân viên, đối tác tham gia. Home Love đã tiến hành xây cơ sở vật chất cho trường học ở nhiều địa phương khó khăn, thúc đẩy môi trường giáo dục hiện đại, khuyến khích trẻ em đến trường. Dấu ấn của chương trình còn thể hiện ở niềm vui của hàng nghìn em nhỏ tham gia các hoạt động trao quà, học bổng mỗi dịp Tết, Trung thu… Home Love cũng khởi xướng chiến dịch “Chiến binh đỏ”, kêu gọi hiến máu vì cộng đồng. Các khách hàng cũng chung tay quyên góp đến dự án thông qua ứng dụng di động Home App.

Doanh nghiệp ngành tài chính cũng duy trì lực lượng lao động đa dạng. Nhân sự tại Home Credit từ nhiều dân tộc, nhiều quốc tịch. 60% nhân sự là nữ. Theo đại diện Ban chỉ đạo ESG, duy trì lực lượng lao động đa dạng giúp Home Credit thấu hiểu nhiều sắc thái văn hóa, ngôn ngữ, từ đó nắm được sở thích đa dạng của người dùng. Thấu hiểu nhu cầu là bàn đạp để đơn vị đưa ra những giải pháp, dịch vụ, sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân hóa.

Trụ cột thứ 5 là chuyển đổi số. Theo công bố, doanh nghiệp hiện đã số hóa 100% quy trình để giảm tải các thủ tục, tăng trải nghiệm người dùng. Đây cũng là cách để cắt giảm lượng giấy in, hạn chế phát thải carbon ra môi trường.

Cuối cùng là trụ cột về tăng trưởng kinh tế. Theo ông Jakub Kudrna, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần đảm bảo tăng trưởng để làm tiền đề, đòn bẩy cho các yếu tố về môi trường, xã hội, đóng góp cho sự phát triển bền vững. “Tăng trưởng kinh tế đến từ hệ thống quản trị vững vàng, quy trình – quy định rõ ràng, tuân thủ quy định pháp luật, quản trị rủi ro chặt chẽ”, ông Jakub Kudrna nêu.

Dấu ấn phát triển bền vững

“Bất chấp những biến động của thị trường, chúng tôi vẫn vững vàng với các sản phẩm tài chính toàn diện, đổi mới về công nghệ và phấn đấu với sứ mệnh giúp mọi người làm chủ cuộc sống và sống vui như mong đợi”, Chủ tịch Ban chỉ đạo ESG của doanh nghiệp tự tin khẳng định khi công bố bản báo cáo năm 2023.

Sự tự tin của Home Credit có cơ sở khi các hoạch định và các hoạt động đã triển khai thu về nhiều kết quả tích cực.

Trong năm qua, đơn vị ghi nhận hơn 2 triệu lượt tương tác với các nội dung phổ cập kiến thức tài chính qua các nền tảng online. Hơn 200.000 người sử dụng các giải pháp tài chính từ Home Credit mỗi tháng. Đơn vị cũng cấp vốn, đào tạo kỹ năng và kiến thức quản lý tài chính cho hơn 200 phụ nữ nghèo, vùng sâu vùng xa.

Hướng đến cộng đồng bền vững, 1.800 nhân viên Home Credit đã tham gia các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng (CSR). 1.700 trẻ em khó khăn trên cả nước được hỗ trợ từ hoạt động thiện nguyện Home Love. Đóng góp vì cộng đồng còn được thể hiện ở con số 25.000 cc máu tiếp nhận ngay trong năm đầu tiên triển khai chiến dịch hiến máu “Chiến binh đỏ”.

Chuyến xe Home Love hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho các trẻ em nghèo và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Home Credit

Chuyến xe Home Love hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần cho các trẻ em nghèo và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Home Credit

Tiên phong trong số hóa, Home App do Home Credit phát triển dẫn đầu xếp hàng về ứng dụng di động trong ngành tài chính tiêu dùng. Nhờ số hóa quy trình, các thủ tục triển khai trực tuyến, Home Credit giảm thời gian di chuyển cho cả nhân viên và người dùng đồng thời hạn chế sử dụng giấy in. Từ đó, lượng CO2 thải ra trong hoạt động kinh doanh giảm 10,4% so với năm 2022.

Lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá quá trình đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp đa ngành hàng giúp đơn vị đạt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế. Đơn vị tiếp tục dẫn đầu trong thị trường cho vay tại các điểm bán sản phẩm, với hơn 16.000 điểm giao dịch.

Ông Jakub Kudrna cho rằng những kết quả trên mang lại nhiều tác động tích cực cho các bên liên quan. Người đứng đầu quá trình triển khai ESG cũng khẳng định những kết quả này không đến một cách dễ dàng mà dựa trên nhiều yếu tố và quá trình hoạch định dài hạn.

Các yếu tố và quá trình này được ông tái khẳng định mới đây khi tham gia tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” ngày 25/7. Ông cho rằng các trụ cột, chiến lược đều được lập ra dựa trên mô hình kinh doanh cốt lõi của Home Credit. Hoạt động quản trị doanh nghiệp là “xương sống” nâng đỡ toàn bộ bộ máy. Các hoạt động về môi trường, xã hội khi được đề xuất phải phù hợp, bổ trợ cho mô hình kinh doanh.

“Điều quan trọng là khi thực hành ESG là chúng ta không thể tách biệt, xây dựng riêng lẻ hay với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hành ESG phải là phần quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp”, ông Jakub Kudrna nói.

Ông Jakub Kudrna chia sẻ tại tọa đàm Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng, chiều ngày 25/7. Ảnh: Home Credit

Ông Jakub Kudrna chia sẻ tại tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng”, chiều ngày 25/7. Ảnh: Home Credit

Để từng hoạt động như Home Love, Home for Life, Home Smart đạt hiệu quả, đơn vị trải qua quá trình nghiên cứu hành vi, tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan. Các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin được triển khai chuẩn xác, đồng thời lắng nghe nhu cầu của các bên từ đó điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

Home Credit cũng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý dữ liệu từng hoạt động ESG. Nhờ dữ liệu thu thập, đơn vị có thể đưa ra đánh giá, điều chỉnh để cải thiện hiệu suất. Theo ông Jakub Kudrna, bộ phận chuyên trách ESG luôn phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để đưa các nguyên tắc ESG vào quản trị doanh nghiệp.

“Home Credit Việt Nam là một trong số ít doanh nghiệp đầu tư xây dựng và vận hành bộ máy quản trị ESG bài bản để giám sát, đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược về phát triển bền vững ở cấp độ công ty”, ông Jakub Kudrna nói thêm.

Với doanh nghiệp ngành tài chính, ESG đang và sẽ tiếp tục là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh thời gian tới.

Định hướng trong năm 2024 của doanh nghiệp sẽ ưu tiên đảm bảo hoạt động kinh doanh, vận hành, khai thác các sáng kiến về phổ cập kiến thức. Đơn vị cũng tăng cường hợp tác để phát triển sản phẩm xanh, thay đổi thói quen tiêu dùng theo hướng bền vững.

Với nhóm hoạt động vì cộng đồng (CSR), doanh nghiệp chuyển từ trao quà (direct aid) sang đầu tư bền vững (sustainable investing) cho giáo dục hướng tới tạo lập giá trị tương lai.

“Đây không phải quá trình mà chúng tôi có thể đi một mình. Home Credit cần sự chung tay của cộng đồng cùng nâng cao độ nhận điện, hiểu biết và hành động vì mục tiêu phát triển bền vững”, ông Jakub Kudrna khẳng định.

Hoài Phương

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin