Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thánh địa Mỹ Sơn hiện đang là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chămpa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi.
Năm 1999, quần thể đền tháp được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây được ví như những tòa tháp cổ của người Chămpa, là một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo của vương quốc cổ xưa này.
Sơ đồ khu di tích.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Đây từng là lăng mộ của các vị vua chúa và là nơi diễn ra nhiều nghi thức cúng tế đương thời.
Bia đá cổ có khắc chữ Chămpa.
Những dấu vết còn lại của nền văn minh Chămpa.
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ các tộc người ở lưu vực sông Indus thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidian. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần Mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi âm vật của đàn bà là nguốn gốc của mọi sự sáng tạo.
Bên cạnh thần Mẹ còn có thần Nam, biểu hiện bằng phiến đá hình dương vật. Bằng gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo với đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất.
Linga và Yoni – biểu tượng của năng lực sáng tạo.
Mỗi đền tháp có nét riêng nhưng đều mang đặc điểm chung của mô hình tháp Ấn Độ.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc lại mang phong cách riêng, nhưng nhìn chung tháp Chăm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: đế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc.
Mô hình tháp được chia làm 3 phần: đế, thân và đỉnh tháp.
Những tòa tháp nguy nga tráng lệ xưa kia, sau chiến tranh và sự phá hủy của thời gian, nay đã không còn nữa. Theo các nhà nghiên cứu của văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam và nước ngoài, thì Mỹ Sơn hàm chứa 6 phong cách được định danh theo quy chuẩn của kiến trúc Mỹ Sơn. Trong đó ở thế kỷ X đánh dấu nhiều công trình đỉnh cao của những công trình này.
Các công trình nhuốm màu thời gian.
Trong chuyến đi thực tế của mình, tôi đã có cơ hội được gặp gỡ với một người hướng dẫn viên rất tâm huyết, bác sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất Quảng Nam này. Với tình yêu quê hương và lòng ham thích tìm hiểu lịch sử, bác đã gắn trọn cuộc đời mình với khu di tích đền tháp Mỹ Sơn.
Qua lời kể và chất giọng miền Trung thân tình của bác, những kiến thức lịch sử tưởng như rắc rối và khó nhớ trở nên thật gần gũi và dễ hiểu. Dù ngày hôm đó, Quảng Nam mưa dầm dề nhưng chẳng ai thấy mệt mỏi hay bỏ về, mà tất cả đều rất tập trung nghe bác giải thích về những di tích cổ xưa.
Hiện nay, khu di tích vẫn là nơi các nhà nghiên cứu tìm về nguồn cội Chămpa giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển cùng giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của khu di tích này.