Dán thẻ thu phí tự động ePass hay VETC tiện lợi hơn?

Hiện nay, các chủ phương tiện có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC tại nhà đối với thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) hoặc thẻ e-Tag của Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Vậy hai loại thẻ này có gì khác nhau?

TIN MỚI

Theo Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 27/6/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, từ 1/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương sẽ phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động đối với tất cả tuyến cao tốc.

Hiện nay, các chủ phương tiện có thể đăng ký dịch vụ dán thẻ ETC tại nhà đối với thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) hoặc thẻ e-Tag của Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Cả VETC và ePass đều cung cấp thẻ định danh dán trên kính xe hoặc đèn xe dùng để hỗ trợ phương tiện đi qua trạm thu phí mà không phải dừng lại thanh toán phí sử dụng đường bộ.

Cả hai loại thẻ này đều sử dụng công nghệ RFID với độ chính xác và nhận diện điện tử cao, thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng. VETC và ePass đều có kết nối với nhau nên các phương tiện có thể đi qua các trạm thu phí tự động khác nhau.

Nói cách khác, dù dán thẻ VETC hay thẻ ePass thì mọi phương tiện đều có thể đi qua các trạm thu phí không dừng trên toàn quốc. Điểm khác biệt đặc trưng của thẻ thu phí không dừng ePass và VETC được thể hiện ở một số điểm sau:

Dán thẻ thu phí tự động ePass hay VETC tiện lợi hơn? - Ảnh 1.
Dán thẻ thu phí tự động ePass hay VETC tiện lợi hơn? - Ảnh 2.

Không dán thẻ thu phí tự động mà đi vào cao tốc, bị phạt thế nào?

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc đăng ký và dán thẻ VETC có phần tiện lợi và bớt tốn kém hơn so với thẻ ePass. Tuy nhiên, tùy vào sự thuận tiện và khả năng tài chính của mỗi người mà các tài xế có thể chọn cho mình loại thẻ phù hợp.

Để có thể qua trạm thu phí tự động không dừng, các phương tiện phải có gắn thẻ đầu cuối, đồng thời số tiền trong tài khoản thu phí tự động không dừng cũng phải đảm bảo đủ tiền để chi trả phí sử dụng đường bộ khi quan trạm.

Nếu cố tình vi phạm, phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt 2 – 3 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi này còn có thể khiến lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

https://cafef.vn/dan-the-thu-phi-tu-dong-epass-hay-vetc-tien-loi-hon-20220804100908122.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin