Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo là một trong 3 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1, có chiều dài 78,5 km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà (gần 5 km), Ninh Thuận (63 km), Bình Thuận (gần 12 km), do liên doanh Tập đoàn Đèo Cả – Công ty 194 làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.925 tỷ đồng và đang thi công những hạng mục cuối cùng để kịp thông xe dịp 30/4 tới.
Cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với chiều dài 78,5 km.
Dự án do liên doanh Tập đoàn Đèo Cả – Công ty 194 làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.925 tỷ đồng, thời gian thực hiện là 24 tháng.
Hiện tại, công trình đã cơ bản đã hoàn thành các hạng mục.
Các đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án sớm hơn một tháng so với kế hoạch, sẵn sàng thông xe vào dịp 30/4, kết nối tuyến cao tốc từ TPHCM với tỉnh Khánh Hòa.
Tuyến cao tốc thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc Việt Nam, với tốc độ tối đa cho phép là 90km/h.
Trên tuyến có tất cả 34 cầu, gồm 22 cầu trên cao tốc, 11 cầu vượt cao tốc và một cầu kết nối cao tốc với quốc lộ 1A.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, các hạng mục chính cơ bản đã xong, hiện nay các tổ công trình đang hoàn thành các hạng mục phụ.
Theo kế hoạch, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước sẽ kiểm tra dự án trong khoảng thời gian đầu tháng 4.
Các công việc thi công tại một số hạng mục còn lại, như phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện chiếu sáng, vệ sinh công trình… đang gấp rút hoàn thành.
Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đi qua tỉnh Ninh Thuận có 2 nút giao quan trọng là nút giao ra vào TP Phan Rang – Tháp Chàm tại huyện Ninh Sơn và nút giao Du Long ra vào quốc lộ 1A tại huyện Thuận Bắc.
Đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận có nhiều đồi núi, do vậy cao tốc phải xẻ núi, một số nơi có độ dốc và uốn cong theo địa hình tuyến đi qua.
Con đường chạy dài trên vùng hoang mạc khô cằn, len lỏi qua địa hình đồi núi.
Những công đoạn cuối cùng trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đang hoàn thiện.
Công nhân thi công trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo.
Dọc đường, các cụm thiết bị ITS và camera được vận hành bằng các tấm pin năng lượng mặt trời đã lắp đặt.
Mặt đường trải nhựa, kẻ vạch sơn trắng phân làn, trên dải phân cách cứng giữa tuyến có lắp đặt các tấm lưới sắt chống lóa cho tài xế vào ban đêm.
Công nhân thi công đổ đá sỏi vào các taluy chống sạt lở tại một sườn núi ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.
Hầm xuyên núi Vung dài hơn 2,2 km là công trình tốn nhiều thời gian nhất của dự án, được thiết kế hai ống hầm chạy song song.
Hầm núi Vung sẽ là hầm đường bộ lớn thứ 4 cả nước.
Hầm núi Vung bên phải (tính từ phía Bắc vào) phục vụ giai đoạn 1.
Bề rộng hầm núi Vung sau khi vận hành là 14m.