Dù gặp muôn vàn khó khăn trên chặng đường khởi nghiệp như mọi startup khác, với 2 đức tính kỷ luật và tập trung , CEO Tony Dzung cuối cũng cũng gặt hái được thành công với 2 thương hiệu giáo dục uy tín.
Là người đưa tri thức của hàng loạt các tên tuổi lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau về Việt Nam như Giáo sư Dave Ulrich (bộ óc số 1 thế giới về Nhân sự), Tiến sĩ Alok (Nguyên phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon tại 23 quốc gia tại Châu Á), Mr Vas (chuyên gia hàng đầu về NLP),…ít ai biết Nguyễn Tiến Dũng (hay còn được biết đến là Tony Dzung) là một người còn rất trẻ. Hiện anh đang là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc trường Doanh nhân HBR và Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Giáo Dục – Công Nghệ quốc tế Langmaster.
Tính đến tháng 3/2019, người đàn ông này đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia, tham dự, học tập và đóng gói kiến thức nhiều khoá học hàng đầu thế giới tại các trường danh tiếng như Harvard, Wharton, MIT Sloan, NUS, SMU,…
Các ngôi trường danh tiếng mà anh Tony Dzung đã đặt chân qua.
Hành trình từ một sinh viên Công nghệ thông tin đam mê lãnh đạo, quản trị đến doanh nhân trẻ trung, hiện đại là một hành trình vươn ra khỏi vùng an toàn và bứt phá giới hạn liên tục. Trong gần 9 năm khởi nghiệp, Tony Dzung đã gặp không biết bao thất bại, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, ngọn lửa đam mê trong anh vẫn luôn được nhen nhóm dù có ở trong bất cứ khó khăn, thử thách nào. Giống như đại bàng luôn tập trung vào mục tiêu, mỗi lần bắt đầu lại là một lần nhà lãnh đạo của Trường Doanh nhân HBR hành động với tâm thế mới, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Các khóa học tại Trường doanh nhân HBR với nhiều chuyên gia, diễn giả hàng đầu trong nước và quốc tế.
Nếu chỉ đọc về Tony Dzung, không ai có thể mường tượng được trong thực tế anh lại là một nhà lãnh đạo rất quyết liệt. Kỷ luật trong tư duy, kỷ luật trong hành động. Giống như Jim Rohn đã từng nói: “Chúng ta phải lựa chọn giữa nỗi đau của sự kỷ luật hay nỗi đau của sự hối hận”, Tony Dzung chọn cho mình và doanh nghiệp anh làm chủ hướng đi của sự kỷ luật. Vì ở anh, không có chỗ cho kẻ bỏ cuộc và đổ lỗi cho hoàn cảnh. Cuối cùng, không ai quan tâm bạn đã trải qua những gì, kết quả sẽ nói lên bạn là ai.
Dù khá bận rộn với việc điều hành doanh nghiệp, Tony Dzung vẫn sắp xếp thời gian để trao truyền ngọn lửa khởi nghiệp đến các thế hệ lãnh đạo trẻ.
Tony Dzung tại MIT Sloan School of Management.
Kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Trong sự vận động và biến đổi không ngừng ấy, Tony Dzung vẫn tiếp tục hành trình chuyển giao tri thức lãnh đạo quản trị của thế giới đến gần hơn với các doanh nhân Việt Nam.