Hơn 15.000 ca ung thư vú được phát hiện mới mỗi năm tại Việt Nam: Những người sau có nguy cơ cao mắc bệnh

Hiện nay, nhiều tiến bộ trong khoa học công nghệ và sinh học phân tử, đã tạo ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân điều trị và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

TIN MỚI

Ung thư vú là một bệnh lý ác tính thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới.

Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới (Globocan 2018), mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 15.000 ca ung thư vú mới và hơn 6.000 ca tử vong. Đặc biệt, có một tỷ lệ lớn bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn nên hiệu quả điều trị thường không cao, nhiều biến chứng nặng nề đồng thời chi phí rất tốn kém.

Ai có nguy cơ mắc ung thư vú?

Hơn 15.000 ca ung thư vú được phát hiện mới mỗi năm tại Việt Nam: Những người sau có nguy cơ cao mắc bệnh - Ảnh 1.

Theo TS. BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai chia sẻ ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng rất tốt, kết quả điều trị rất khả quan.

Nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn 1-2, 80 – 100% bệnh nhân có thể được chữa khỏi. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi giảm xuống 40 – 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Hơn 15.000 ca ung thư vú được phát hiện mới mỗi năm tại Việt Nam: Những người sau có nguy cơ cao mắc bệnh - Ảnh 2.

Lý giải về những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, TS Khiêm cho biết, tiền sử gia đình có những phụ nữ có người thân mắc ung thư vú, có đột biến gen BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường. Tuổi càng nhiều tuổi nguy cơ mắc càng cao.

Thứ hai, tình trạng kinh nguyệt: các yếu tố liên quan đến tăng số lượng kì kinh như mang thai sau 30 tuổi, có kinh sớm trước 13 tuổi, phụ nữ mãn kinh muộn sau 50 tuổi hoặc phụ nữ không cho con bú, phụ nữ độc thân, không sinh con … đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: thừa cân, béo phì, sử dụng hormon ngoại sinh, người có tiền sử mắc các bệnh vú lành tính…

Ung thư vú di căn có chữa được không?

Câu hỏi này là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người bệnh. Theo TS. Khiêm, ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được nhưng điều quan trọng là có phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời hay không.

Vị chuyên gia ung bướu cho rằng, di căn ở ung thư có 2 loại di căn đó là di căn hạch vùng và di căn xa (não, xương, phổi). Khi ung thư di căn hạch vùng vẫn có khả năng chữa khỏi. Ung thư di căn xa thì tỷ lệ chữa khỏi rất thấp, các phương pháp điều trị chủ yếu với mục tiêu kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, nhiều tiến bộ trong khoa học công nghệ và sinh học phân tử, đã tạo ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân điều trị và chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai.. đã triển khai nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều tri ung thư vú như (các xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, xét nghiệm gen trong ung thư vú, chụp PET/CT đánh giá, điều trị xạ phẫu, xạ trị kỹ thuật cao điều biến liều, điều biến thể tích… các phương pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch…

Để chữa khỏi ung thư đạt hiệu quả cao và chi phí thấp thì cần phòng và phát hiện sớm bệnh. Khi phát hiện bệnh muộn, chi phí điều trị là vô cùng tốn kém và khả năng chữa khỏi sẽ thấp hơn so với phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

* Bạn muốn đặt câu hỏi về ung thư đến các chuyên gia, đọc các thông tin khoa học tin cậy, xin mời truy cập Lotus Page: Ung thư không phải là hết.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin