Tay là một trong những bộ phận cơ thể đầu tiên có dấu hiệu lão hóa. Nhưng những dấu hiệu ở tay cũng có thể chỉ ra một số vấn đề về sức khỏe.
Các bác sĩ nói rằng tình trạng của bàn tay chúng ta có thể là kết quả của một số thay đổi xảy ra ở bộ phận nào đó trong cơ thể của chúng ta.
Dù bạn có tin hay không, nhưng những thay đổi nhỏ ở bàn tay của chúng ta, chẳng hạn như lòng bàn tay đỏ hoặc da khô, cũng có thể cung cấp nhiều manh mối về tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, từ tuần hoàn kém đến bệnh gan. “Chúng có thể là một dấu hiệu hữu ích cảnh báo về những thay đổi y tế tinh vi hoặc có thể nghiêm trọng hơn đang diễn ra ở nơi khác trong cơ thể”, bác sĩ Wendy Denning, bác sĩ của Trung tâm y tế The Health Doctor ở London, cho biết.
Và dưới đây là tập hợp 7 dấu hiệu ở tay tiết lộ tình trạng sức khỏe của cơ thể mà bất kì ai cũng cần chú ý để duy trì sức khỏe của chính mình.
1. Lòng bàn tay đỏ
Các bác sỹ giải thích rằng lòng bàn tay màu đỏ (hoặc ban đỏ) có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt nếu chúng ta ở độ tuổi trên 50.
Thông thường, màu đỏ nằm ở rìa ngoài của lòng bàn tay. Lý do lòng bàn tay màu đỏ là do có một sự thay đổi trong sự cân bằng nội tiết tố gây giãn mạch máu. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay của bạn chuyển sang màu đỏ.
Nếu phát hiện những vùng màu đỏ trên tay, bạn nên đến bệnh viện để tìm ra lý do thực sự cho nó. Đồng thời, cố gắng chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và giảm lượng rượu uống vào cơ thể cũng giúp bạn hạn chế tác hại của tình trạng này.
2. Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi
Có một số lý do có thể khiến lòng bàn tay đổ mồ hôi như là hoạt động đổ quá nhiều mồ hôi, căng thẳng, bệnh tuyến giáp…
Trong trường hợp mồ hôi ra quá nhiều, bạn hãy cố gắng hạn chế uống rượu và học cách kiểm soát mức độ căng thẳng (ngồi thiền, “hít vào-thở ra”). Nếu không có vẻ có hiệu quả thì cnên đến gặp bác sĩ để chắc chắn về nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.
3. Tay mất đi độ nhạy cảm và có cảm giác ngứa ran
Đôi khi chúng ta thức dậy với cảm giác rằng chúng ta đã mất đi sự nhạy cảm trong một số phần của cơ thể, có thể là ở tay và khi chúng ta di chuyển nó bắt đầu ngứa ran. Thường thì chỉ vì chúng ta đã tác động nhấn mạnh vào dây thần kinh cảm giác trong một thời gian dài. Tình trạng ngứa ran là do thời gian mà các dây thần kinh cần để trở lại hoạt động bình thường.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng này xuất hiện ở tay có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như chứng thoái hóa cổ tử cung, hội chứng ống cổ tay , huyết khối tĩnh mạch chi, chấn thương cánh tay, thiếu máu hoặc tiểu đường. Nếu thường xuyên bị mất độ nhạy cảm ở tay mà không có lý do rõ ràng, hãy đến gặp bác sĩ.
4. Ngón tay có cục
Nếu ngón tay trông giống như một cái dùi cui hoặc một cái dùi trống, móng tay và ngón tay phát triển các cục như củ hành, thì là thường có sự thiếu hụt oxy trong cơ thể.
Nó có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư phổi hoặc bệnh tim. Bởi vậy, bạn nến bệnh viện để bác sĩ tư vấn và chẩn đoán bệnh cho thật chính xác.
5. Tay bị khô
Những lý do phổ biến nhất khiến da tay khô là mất nước và thiếu hụt estrogen mà đi đôi với thời kỳ mãn kinh.
Để tránh mất nước, hãy uống đủ nước và sử dụng kem dưỡng ẩm tay. Bổ sung thêm cá, các loại hạt có dầu vào chế độ ăn uống cũng giúp bạn cải thiện tình hình. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị thay thế hormone, nó sẽ giúp kiểm soát sự sụt giảm estrogen tốt hơn.
6. Tay run rẩy
Người ta biết rằng run tay có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh Parkinson . Nếu lo lắng nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
Đồng thời, hạn chế uống cà phê và rượu mạnh vì chúng cũng có thể gây ra run rẩy. Các lý do khác có thể là lo âu và căng thẳng mạnh.
7. Móng tay yếu
Móng tay yếu hoặc nứt có thể là triệu chứng thiếu kẽm. Kẽm thực sự quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, nó thúc đẩy việc chữa lành vết thương, giúp tế bào phân chia và tăng cường hệ miễn dịch.
Thêm một số loại thực phẩm giàu kẽm như yến mạch, các loại hạt và thịt vào chế độ ăn uống. Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên dùng kẽm như một chất bổ sung nếu mức độ của nó trong cơ thể thấp.
(Theo Brightside)