Đôi khi mọi người không biết mình gặp tình trạng cholesterol cao cho đến khi họ phát triển các biến chứng nghiêm trọng của cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.
Cholesterol có 2 loại chính: LDL – Cholesterol “xấu” và HDL- Cholesterol “tốt”. Cholesterol trong máu cao sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Đây là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim , đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp.
Đôi khi mọi người không biết mình gặp tình trạng cholesterol cao cho đến khi họ phát triển các biến chứng nghiêm trọng của cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Dấu hiệu ở chân có thể tiết lộ tình trạng cholesterol cao
Đôi chân của bạn có thể cho bạn biết điều gì về căn bệnh giết người thầm lặng này như thế nào?
Chuột rút ở bàn chân và chân, tê hoặc da đổi màu có thể báo hiệu có điều gì đó không ổn, thậm chí là nghiêm trọng. Đây đều là những triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi – một biến chứng của bệnh mỡ máu cao.
Mức độ cao của LDL, hay còn gọi là cholesterol “xấu”, có thể dẫn đến các động mạch bị tắc nghẽn, đây là nguyên nhân chính gây ra PAD – bệnh mạch máu ngoại vi. Lúc này, các mạch máu trở nên hẹp, cứng hoặc tắc nghẽn, làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi, phổ biến nhất là chân và bàn chân.
Nếu bàn chân và chân của bạn bị mỏi, chuột rút, tê hoặc đổi màu, đó có thể là một triệu chứng gián tiếp của cholesterol cao. Ảnh: Alamy
Đối với nhiều người, các dấu hiệu đầu tiên của PVD bắt đầu từ từ và không đều, bắt đầu với cảm giác khó chịu như mỏi và chuột rút ở chân và bàn chân. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động thể chất.
Nó có thể làm giảm sự phát triển của lông ở chân; da có màu xanh, đỏ hoặc nhợt nhạt; vết thương hoặc vết loét trên chân và bàn chân lâu lành; móng chân dày, đục hoặc tê và nặng cơ.
Ở giai đoạn nặng hơn, mọi người có thể bị thiếu máu cục bộ ở các chi.
Sự tắc nghẽn nghiêm trọng của máu đến các chi dưới khiến bàn chân và các ngón chân bị đau dữ dội, ngay cả khi ngồi không làm gì.
Bất kỳ ai cũng có thể bị cholesterol cao
Những yếu tố gây ra cholesterol cao bao gồm:
– Ăn quá nhiều chất béo bão hòa.
– Ít vận động.
– Có quá nhiều chất béo trong cơ thể, đặc biệt là xung quanh vòng eo của bạn.
– Uống rượu quá nhiều.
– Hút thuốc.
Ăn chay không phải là cách tốt để giảm cholesterol
Nhiều người tin rằng ăn nhiều thức ăn chay có thể kiểm soát cholesterol tốt hơn. Trên thực tế, không phải tất cả cholesterol trong cơ thể con người đều đến từ ba bữa ăn.
Cholesterol trong cơ thể con người hoặc từ thức ăn hoặc từ quá trình tổng hợp trong cơ thể. Và hầu hết cholesterol trong máu của chúng ta không phải do ăn uống. Nếu nồng độ cholesterol trong huyết tương thực sự quá cao, việc không ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao có thể không hiệu quả.
Cơ thể con người có cơ chế điều hòa cholesterol riêng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngay cả khi một lượng lớn cholesterol được ăn vào từ thức ăn, thì khoảng 60% lượng cholesterol của cơ thể được tổng hợp trong cơ thể. Ngay cả khi một số bệnh nhân tăng lipid máu không tiêu thụ cholesterol trong một thời gian dài, nồng độ cholesterol của họ chỉ có thể giảm tối đa từ 10-25%. Do đó, ngay cả những người ăn chay cũng có thể có mức cholesterol cao.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã hủy bỏ giới hạn cholesterol trong khẩu phần ăn cho người khỏe mạnh, do đó, thay vì tính toán lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày, tốt hơn hết bạn nên cân nhắc tỷ lệ các loại thực phẩm đã hợp lý chưa.
Trên thực tế, không phải tất cả cholesterol trong cơ thể con người đều đến từ ba bữa ăn.
Cholesterol chỉ tồn tại trong thức ăn động vật. Nếu bạn cố tình không ăn thức ăn động vật có chứa cholesterol, không bổ sung các thành phần thay thế và bổ sung dinh dưỡng thì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu bạn cần giảm mức cholesterol, nên xem xét tăng cường hoạt động thể chất, giảm vòng eo và tỷ lệ mỡ trong cơ thể, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu bạn đã ăn quá nhiều thịt trước đây, bạn cũng có thể giảm lượng thức ăn từ thịt và thay thế một phần thịt đỏ bằng cá nấu với ít dầu hơn. Đồng thời, tăng tỷ lệ các loại đậu và ngũ cốc, bổ sung đủ chất xơ và giảm sử dụng cholesterol trong thức ăn của cơ thể.