Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), hiện nay, ở hầu hết các tỉnh ven biển phía Nam đều có các hộ nuôi chim yến nhưng nhiều nhất ở vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang và vùng Cần Giờ TPHCM.
Một số hộ tận dụng các tầng trên của nhà mình để nuôi chim yến nhưng rất nhiều hộ đầu tư nhiều tỉ đồng xây riêng một căn nhà chỉ để nuôi chim yến và thường gọi là “nhà yến”.
Nuôi chim yến trong nhà hiện nay có thể gọi là nghề khai thác “vàng trắng” nếu thành công do giá tổ yến có giá cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều hộ nuôi chim yến đã giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, không ít hộ đã thất bại thảm hại vì đầu tư nhiều tỉ đồng xây dựng nhà yến mà nhiều năm sau vẫn không dụ được chim yến về làm tổ.
Chim yến là loài chim hoang dã có đặc tính rất đặc biệt, suốt ngày chỉ bay lượn, không đậu lại bất kỳ ở đâu ngoài tổ của mình. Chúng kiếm mồi là các côn trùng sống ở trên không trung. Ngoài tự nhiên, chúng làm tổ ở các hốc đá ngoài đảo xa như đảo yến Khánh Hòa. Chim yến thường gắn bó với nơi ở cũ và tổ của mình. Một ngôi nhà cổ ở thị xã Gò Công trước 1975 gọi là Dinh Tỉnh trưởng, để được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận di tích văn hóa thì phải đuổi đàn chim yến đang sống ở đây đi nơi khác nhưng đuổi mãi mà chim yến vẫn tìm mọi cách chui vào làm tổ.
Dựa trên đặc tính thường gắn bó với nơi ở cũ của chim yến người ta đã dùng biện pháp mới khả thi hơn, đó là ấp nở chim yến và nuôi đến khi chúng tự kiếm mồi. Đầu tiên phải xây nhà yến theo thiết kế trước đảm bảo có đủ các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, loại bỏ thiên địchvà các điều kiện kháccho chim yến sinh sống. Tầng trệt (thấp nhất) là nơi nuôi yến non. Từ phòng này có lỗ thông lên các phòng trên gọi là lỗ gom và thông lên lỗ gom trên cùng để ra ngoài.
Sau khi trứng chim yến được ấp nở người ta chuyển chim non lên giàn tổ nhân tạo, người nuôi cho chim non ăn thức ăn chế biến sẵn (dạng bột nhão). Có một máy thổi thức ăn dạng hạt nhỏ bay lên để chim yến mới biết bay tập ăn, tập bắt mồi. Các hạt thức ăn rơi xuống được cái phễu lớn phía đưới (có phủ lưới) thu gom lại rồi tiếp tục được thổi bay lên.
Khi chim lớn tự bay qua lỗ gom lên các tầng trên và bay ra ngoài đi kiếm ăn. Các chim con lớn lên sẽ làm tổ ở các tầng trên, tầng dưới nuôi nốt số chim còn lại, hết đợt thì chuyển dụng cụ đến nhà yến khác tiếp tục quy trình nuôi cho nhà yến mới. Tầng đó trở thành nơi làm tổ của đàn chim yến như các tầng khác.
Như vậy, một nhà yến ban đầu chỉ cần có khoảng 30 đến 50 đôi chim thì những năm sau số lượng sẽ tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân và chắc chắn việc chăn nuôi chim yến sẽ thành công.
Những loài xâm hại quấy nhiễu yến
1. Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nàh phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.
2. Chim đại bàn, Quạ, Cú mèo … không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.
3. Mèo : Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.
4. Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô . Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Không trồng cây ăn trái ở khu vực nhà yến.
5. Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ (dùng thuốc diệt)
6. Bồ câu và những con chim nhỏ chúng làm kinh động và làm nhiễu đường bay của yến, ta cần tác động và làm chúng tránh xa ngôi nhà yến.
7. Nhện: tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu kiến yến lỗ ra vào và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà …). Cần chú ý : sau vài giờ , màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.
8. Rệp: một là quấy rối, khi lắp đặt trần và khung lỗ không tạo ra kẻ hở giữa các thanh khung và trần nhà (kẻ hở là nơi ẩn náu của rệp).
Hệ thống bảo vệ các nhà yến
1. Xây tường rào bao quanh nhà yến để vùng bay lượn của yến an toàn và tránh những con vật quấy nhiễu và trộm cắp.
2. Cửa ra vào cho người phải bền, chắc, làm đơn hoặc kép, khóa loại tốt đảm bảo an toàn, vừa chống được trộm vừa không để các con vật khác qua được.
3. Mái trần nhà lắp khít và chắc, có thể trần bằng xi măng nhưng lưu ý nhiệt độ (nóng)
4. Lỗ ra vào của yến phải phù họp, thấy cần thiết nên lắp đặc hệ thống báo động quanh lỗ chú ý loại thằn lằn nhà.
5. Có thể lắp đặc hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi trong quá trình xây dựng nhà yến.