Giấc ngủ là thời kỳ vàng để cơ thể nghỉ ngơi và thông tin tổ chức lại não bộ. Tuy nhiên, một thói quen ngủ sai có thể làm tăng tỷ lệ tử vong.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation), người lớn cần ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ mà còn cho phép não bộ tổ chức lại thông tin. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát năm 2013 chỉ ra rằng gần một nửa số người trưởng thành ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm, từ đó dẫn đến nhiều thói quen ngủ sai.
Dưới đây là4 thói quen ngủ sai mà hầu hết mọi người đều mắc phảigây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể:
1. Ngủ quá nhiều vào cuối tuần
Nguồn ảnh: Internet
Thực tế, đây là thói quen mà nhiều người mắc phải và cách bổ sung giấc ngủ này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Thói quen ngủ quá ít trong tuần và đột ngột ngủ nhiều vào cuối tuần được giới y khoa gọi là “chứng ngủ nhiều”. “Chứng ngủ nhiều” làm gián đoạn chu kỳ ngủ gây ra nhiều bệnh, thậm chí là ung thư.
Giấc ngủ của một người bình thường có thể được chia thành hai phần: giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (giấc ngủ REM) và giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (giấc ngủ NREM). Khi ngủ, sẽ có khoảng 4 đến 6 chu kỳ ngủ mỗi đêm và trung bình khoảng 90 phút/chu kỳ. Tuy nhiên, trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ kéo dài 7 giờ, NREM dài hơn REM và vài giờ cuối thì NREM lại ngắn hơn REM.
Nếu một người ngủ nhiều vào cuối tuần hoặc thậm chí thức dậy vào buổi trưa sẽ hình thành tình trạng trễ nhịp xã hội.
Tình trạng này, còn được gọi là “hiện tượng trễ máy bay”, được Cơ quan Ung thư Quốc tế xác định là “chất gây ung thư lớp 2A” gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
2. Ngủ trưa quá lâu
Trung bình mỗi người trưởng thành ở Anh ngủ trưa khoảng một đến hai tiếng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra rằng ngủ trưa quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong sớm lên tới 1/3.
Những nguy cơ tiềm ẩn sau mỗi giấc ngủ trưa là các bệnh về phổi như viêm phế quản, khí phế thũng và viêm phổi. Chính vì thế, tỉ lệ chết sớm vì bệnh phổi ở những người trưởng thành thường xuyên ngủ trưa tăng gấp 2,5 lần so với những người không ngủ trưa. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngủ trưa có thể gây rối loạn cơ thể cùng một số dấu hiệu bệnh lý mà tương lai có thể mắc phải.
Giáo sư Jim Horne đến từ Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Loughborough, cho biết một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp cơ thể lấy lại năng lượng. “85% những người có giấc ngủ trưa ít hơn một giờ đều bị ảnh hưởng rất ít. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ bị kéo dài hơn một tiếng, các dấu hiệu bệnh lý về phổi sẽ bắt đầu xuất hiện, làm tăng tỉ lệ tử vong”.
Bên cạnh tác hại của việc ngủ trưa quá dài, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng một giấc ngủ trưa ngắn từ 20 đến 30 phút có thể giúp bạn tỉnh táo trong công việc và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
3. Sử dụng các kỳ nghỉ dài để ngủ bù
Có thể do công việc hoặc những buổi tiệc tùng mà bạn ngủ không đủ giấc, ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm khiến tổng số giờ thiếu ngủ sẽ từ từ tích tụ trong cơ thể và bạn sẽ “mắc nợ” giấc ngủ. Nhiều người có quan niệm “ngủ dài hạn” để bù lại những giờ mình đã thiếu. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Cơ thể không hoạt động như một ngân hàng. Tất nhiên không thể bù đắp cho việc thiếu ngủ trong một bước, nhưng cần một thời gian để điều chỉnh từ từ.
Bên cạnh đó, “ngủ bù dài hạn” khiến cơ thể càng ngủ càng mệt, thậm chí trở ngại giấc ngủ về sau.
“Ngủ bù” không có quy luật trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị mất ngủ mãn tính
Theo các chuyên gia sức khỏe, xã hội càng hiện đại dẫn đến áp lực càng cao, chính vì vậy con người khó có được thói quen ngủ nghỉ khoa học. Không ít người thường xuyên “ngủ bù” một cách vô tội vạ và nghĩ rằng như vậy sẽ lấy lại thời gian mất ngủ vì công việc hay lý do nào đó. Thực tế, ngủ theo kiểu bất phân ngày đêm không những không “bù” được gì mà còn khiến giấc ngủ của bạn ngày càng tệ hơn.
“Ngủ bù” không đúng cách khiến bạn càng mệt mỏi và bị trở ngại giấc ngủ
Một giấc ngủ khỏe mạnh thì quan trọng nhất chính là đừng tùy tiện làm rối loạn đồng hồ sinh học của bạn. Cho dù hôm đó bạn ngủ không đủ giấc vào ban đêm thì cũng nên thức dậy đúng giờ như mọi ngày. Ngủ là hiện tượng sinh lý mang tính “tự thân” để cân bằng trạng thái tinh thần và sinh lý của con người. Nếu thỉnh thoảng bạn ngủ không đủ giấc cũng không phải quá lo lắng, bởi vì cơ thể tự có khả năng điều tiết để bù lại phần giấc ngủ bị thiếu hụt trước đó.
Người vốn bị trở ngại giấc ngủ càng không nên “ngủ bù” bừa bãi
Nếu bạn bình thường đã có vấn đề khó khăn trong giấc ngủ thì không nên nghĩ đến chuyện tùy tiện “ngủ bù”. Bạn càng muốn “bù” thì sẽ càng cảm thấy khó ngủ và càng buồn bực, căng thẳng, dẫn đến tình hình trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nhiều người rất thích “ngủ nướng” trong cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ. Đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe tâm sinh lý của bạn. Bất kể bản thân bạn có thể cảm thấy việc ngủ nướng đem lại sự thoải mái thì thực tế không hề như bạn nghĩ. Đa số thời gian bạn “nằm nướng” trên giường ít khi ngủ sâu lại mà thường sẽ suy nghĩ đủ thứ chuyện trên đời, nếu đang gặp nhiều khó khăn thì càng dễ nghĩ tiêu cực. Việc này khiến bạn sinh ra các phản ứng xấu như đau đầu, chóng mặt, tinh thần uể oải.
4. Ngủ quá nhiều
Một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Capseo tại Đại học Y Warwick trên 10.000 người trưởng thành từ 42-81 tuổi trong hơn 10 năm cho thấy những người ngủ hơn 8 giờ mỗi ngày có 46% nguy cơ đột quỵ.
Thời gian ngủ quá nhiều tất nhiên có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Ví dụ, những người mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, các phản ứng viêm khác nhau hoặc các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư có thể cần thời gian ngủ lâu hơn. Theo quan niệm của người bình thường, thiếu ngủ có liên quan đến các bệnh mãn tính như béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, tăng lipid máu, tiểu đường, thậm chí cả sốt và cảm lạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những người cần ngủ trong thời gian dài cũng có thể là triệu chứng của bệnh.
Hãy quan sát và chú ý đến thời gian ngủ của bạn mỗi đêm, điều này thực ra rất cần thiết, vì nó là một chỉ số quan trọng dùng để theo dõi và duy trì sức khỏe. Độ dài của giấc ngủ, thời gian đi ngủ và thức dậy, và chất lượng giấc ngủ là những yếu tố then chốt để có một giấc ngủ lành mạnh. Do đó, đừng ham mê thức đêm vào cuối tuần, duy trì thói quen ngủ đủ giấc là cách khôn ngoan để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Mẹo để có giấc ngủ ngon:
– Duy trì lịch trình ngủ bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
– Tạo ra môi trường lý tưởng để ngủ ngon giấc. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ngủ trong phòng ngủ thoáng mát, tối và yên tĩnh.
– Sử dụng nút bịt tai để tránh bị làm phiền.
– Không để tivi, máy tính hoặc điện thoại trong phòng ngủ của bạn.Không uống cà phê hoặc rượu quá gần giờ đi ngủ.
– Thử thiền trước khi đi ngủ.
– Sau khi ăn tối, đi bộ một quãng ngắn rồi đi ngủ.
– Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng và vận động nhẹ nhàng.
– Không ngủ nướng khi đồng hồ báo thức đã kêu.
Tổng hợp theo Sohu và Abolowang, Nguồn ảnh: Internet.