Trời quá nóng, người đổ nhiều mồ hôi với người ít có mồ hôi ai khỏe mạnh hơn? Nghiên cứu lý giải bất ngờ

Nhiều người cảm thấy phiền phức khi cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, thậm chí vận động 1 chút là mồ hồi ra đầm đìa.

TIN MỚI

Mùa hè thời tiết nóng bức, ai cũng khó chịu, mệt mỏi khi nhiệt độ tăng cao. Dưới nhiệt độ cao, sự khác biệt giữa con người trở nên rõ ràng hơn.

Có người vừa bước ra khỏi nhà liền đổ mồ hôi đầm đìa, chỉ cần đi bộ vài bước, mồ hôi đã đổ ướt áo. Nhưng cũng có những người dường như rất ít đổ mồ hôi, cơ thể họ khô ráo dù vận động nhiều đến đâu. Những người đổ nhiều mồ hôi có xu hướng ghen tỵ, vì đổ ít mồ hôi có vẻ nhàn nhã hơn. Trong khi những người ít ra mồ hôi đôi khi lo lắng không biết cơ thể có vấn đề gì hay không, tại sao nắng nóng cũng không có mồ hôi.

photo-1723617719350

 Ra mồ hôi điều hòa nhiệt của cơ thể

Những người đổ nhiều mồ hôi đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ, khi trời nóng hơn 1 chút là họ cảm nhận được ngay. Đi vài bước đã đồ mồ hôi, ăn xong cơm mà như đi tắm hơi vậy. Nhưng đừng lo lắng, vì việc đổ mồ hôi là cơ chế tăng khả năng chịu nhiệt của cơ thể. Mồ hôi chính là cách cơ thể tản nhiệt và ổn định nhiệt độ để tránh sốc nhiệt, say nắng. Nhiệt lương được lấy đi do 1 giọt mồ hôi cỡ bằng hạt đậu tương đương với việc làm mát 1 lít máu (giảm 0,5 độ C).

Bạn có thể tưởng tượng cơ thể con người như một cái nồi, chỉ cần nước tiếp tục bay hơi không sôi cạn thì cái nồi sẽ không cháy. Đối với những người thích đổ mồ hôi khi trời nóng, đây là chiếc nồi có khả năng kiểm soát nhiệt độ nhạy hơn và khả năng bay hơi cũng như tản nhiệt hiệu quả hơn.

 

Trời quá nóng, người đổ nhiều mồ hôi với người ít có mồ hôi ai khỏe mạnh hơn? Nghiên cứu lý giải bất ngờ- Ảnh 2.

Đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể con người có khả năng chống chọi với môi trường cực nóng tốt hơn tưởng tượng. Một nghiên cứu yêu cầu bốn người chạy đường dài đi bộ nhanh trong môi trường nóng khô (hình vuông), nhiệt ẩm (hình tròn) và mát mẻ (hình tam giác). Họ đi bộ trong 4 giờ, ăn trong nửa giờ và sau đó đi bộ trong 2 giờ đến 3 giờ. Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và tình trạng giảm cân, tức là những thay đổi trong quá trình bốc hơi nước được ghi lại hàng giờ.

Kết quả cho thấy trong một cuộc”hành quân vội vã” trên sa mạc khô và nóng với nhiệt độ lên tới 49,6°C, cơ thể con người bốc hơi trung bình 1,2 lít nước mỗi giờ. Miễn là họ luôn đủ nước, ai cũng có thể sống sót cả ngày trong môi trường này.

Trong môi trường nóng ẩm (nhiệt độ ẩm ướt 33,1°C), khả năng bốc hơi của mồ hôi yếu đi, chỉ có khoảng 0,7 lít bay hơi mỗi giờ. Mặc dù nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ khô nhưng nhiệt độ cơ thể lại tăng ngày càng nhanh, thậm chí vượt quá 39°C vào giờ thứ sáu, cho thấy cơ thể sắp bị say nắng. Nói một cách đơn giản: nếu bạn có thể đổ mồ hôi, bạn có thể chịu nhiệt tốt hơn.

Nói một cách đơn giản: nếu bạn có thể đổ mồ hôi, bạn có thể chịu nhiệt tốt hơn.

Hầu hết mọi người có thể không thách thức giới hạn của mình bằng cách đi bộ nhanh trên sa mạc, nhưng họ vẫn phải ra ngoài làm việc ở nhiệt độ cực cao 39- 40°C… Nếu bạn đổ mồ hôi, cơ thể bạn đang cố gắng tự cứu. Máy điều hòa không khí lớn của cơ thể con người được điều khiển bởi mồ hôi có thể nói là một “phần thưởng có giới hạn của con người”.

Đổ mồ hôi có lợi hơn?

Tại sao bạn đổ mồ hôi nhiều như vậy? Bởi vì cơ thể bạn cảm thấy bạn nóng hơn. Một phần nhiệt là nhiệt thực sự của cơ thể: thời tiết càng nóng, cơ thể càng tạo ra nhiều nhiệt và càng dễ đổ mồ hôi.

Những người năng động, có nhiều cơ bắp, thừa cân, cũng như thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai và những người có tốc độ trao đổi chất nhanh thường dễ đổ mồ hôi hơn. Sau khi tập thể dục và thể hình, nhiều người nhận ra rằng họ dần trở thành những người sợ nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn. Người ít vận động thì cảm thấy mát mẻ một cách tự nhiên, và ít khi ra mồ hôi.

Một phần nhiệt là nhiệt mà cơ thể cảm nhận được. Cơ thể con người cũng có một nhiệt độ do trung tâm điều chỉnh nhiệt độ của vùng dưới đồi thiết lập. Nhiệt độ này của mỗi người cũng khác nhau, cũng như độ nhạy cảm của não và nhiệt độ của da cũng như khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Một số người hầu như không đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết nắng nóng do tổn thương thần kinh, tắc tuyến mồ hôi,… (anhidrosis). 

Trời quá nóng, người đổ nhiều mồ hôi với người ít có mồ hôi ai khỏe mạnh hơn? Nghiên cứu lý giải bất ngờ- Ảnh 3.

Những tình trạng không ra mồ hôi này thực ra do chức năng điều hòa của cơ thể chưa tốt lắm, khiến bạn dễ bị say nắng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cơ thể người khoảng 2 đến 4 triệu tuyến mồ hôi và số lượng có thể khác nhau tùy người. Mức độ điều hòa nhiệt độ cơ thể cũng khác nhau. 

Ngoài sức nóng của môi trường, thức ăn cay, đau nhức dữ dội, cảm xúc hồi hộp, hưng phấn… cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Đổ mồ hôi ở mặt, ngực và lưng thường là do nhiệt, trong khi đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân chủ yếu liên quan đến cảm xúc.

Nói chung, đổ mồ hôi là một điều tốt vì “máy điều hòa” trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Duy trì vóc dáng khỏe mạnh và tham gia nhiều bài tập hơn có thể giúp cải thiện tình trạng “đổ mồ hôi” và ngăn ngừa say nắng.

Theo Aboluowang

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin