Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh 3 lần: Muốn nhìn rõ một người, cần chú ý 3 điều

Chúng ta là những lữ khách đang du hành trong một thế giới đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, chúng ta không phải thần, chúng ta không thể nhìn thấu được mọi việc đâu là tốt đâu là xấu. Nhưng mọi lúc mọi nơi, chúng ta cần giữ vững năng lực phán đoán cá nhân, cũng như một đôi mắt sáng suốt, để có thể phân rõ rạch ròi đâu là tốt, đâu là xấu.

TIN MỚI

Lúc còn nhỏ, xem “Tây du kí” chỉ thấy nó thật sinh động. Lớn rồi mới biết. “Tây du kí” cũng là một đời người.

1. Đừng đánh giá một người chỉ qua vẻ bề ngoài

Là đệ tử đầu tiên của Đường Tăng, Tôn Ngộ Không luôn hết lòng chăm lo cho sự an toàn của sư phụ, không ngại núi đao biển lửa.

Thế nhưng, chỉ vì một yêu tinh mà Đường Tăng lại hiểu lầm và đuổi Tôn Ngộ Không đi.

Rất nhiều người xem xong đoạn này, đều cảm thấy bất bình thay Tôn Ngộ Không. Họ cảm thấy Đường Tăng thật cố chấp, Bát Giới tầm nhìn hạn hẹp, còn Sa Tăng lại quá lạnh nhạt.

Tại sao bọn họ thà tin người ngoài, mà không chịu tin Tôn Ngộ Không?

Bởi vì khi đó, họ chỉ nhìn thấy “ba người” bị Tôn Ngộ Không giết chết, mà không biết rằng đó là yêu quái biến thành. Họ không suy nghĩ kỹ, phân tích sự việc, nhìn vào sự thật vấn đề.

Khi Bạch Cốt Tinh biến thành người, trông vẻ ngoài xinh đẹp lại dịu dàng, quyến rũ, nhân hậu, và lương thiện. Ngay cả Đường Tăng còn nghĩ rằng, một cô gái tốt thế này sao lại ở nơi hoang vắng, mà không nghĩ người phụ nữ đó lại là yêu tinh.

Lúc đó, sư đồ 3 người đã đói rã rời, Bạch Cốt Tinh chỉ cần vung tay biến một cái là biến ra một bữa cơm ngon, còn dịu dàng, ân cần mời 3 người ăn cơm. Khi đó 3 người chỉ nhận định cô gái trước mặt là người tốt, còn năng lực phán đoán sớm đã mất từ lâu.

Thế nên khi nhìn thấy Tôn Ngộ Không 3 lần đánh chết Bạch Cốt Tinh, bọn họ không khen ngợi mà ngược lại còn trách cứ.

Đường Tăng thậm chí còn nghe theo lời xúi giục của Bát Giới mà niệm chú vòng Kim Cô.

Trong “Tây du kí” có rất nhiều yêu tinh, Bạch Cốt Tinh không có chỗ dựa, mà phép thuật lại không cao. Thế nhưng, cô ta dùng chiêu “lấy lòng”, khiến Đường Tăng tin tưởng cô ta, từ đó ly gián thầy trò Đường Tăng.

Đa số mọi người đều thường sẽ có tâm lí đồng cảm cho những người yếu đuối, và Đường Tăng cũng không ngoại lệ.

Khi nhìn thấy dáng vẻ yếu đuối, đáng thương, lại dịu dàng, lương thiện do Bạch Cốt Tinh biến thành, Đường Tăng đã không do dự lựa chọn tin vào đôi mắt mình, mà không suy nghĩ đến lòng trung thành của Tôn Ngộ Không.

Nếu chúng ta đánh giá một người là tốt hay xấu chỉ qua vẻ ngoài mà chúng ta nhìn thấy, lời nói mà chúng ta nghe được, hay thậm chí là tính cách lương thiện mà chúng ta “tự nghĩ là đúng” đó. Đây thật sự là một quan niệm sai lầm trong giao tiếp.

Bạn biết đấy, người tốt thường hay thẳng tính, nói ít làm nhiều, không thích ba hoa, hai lời, cũng không hay giải thích nhiều với người khác. Còn người xấu lại thường hay ngược lại, thích tâng bốc, nịnh nọt, hay dùng lời nói hoa mĩ để che đậy tâm địa xấu xa của mình.

Thế nên, nếu nhìn người chỉ nhìn bề ngoài mà không chịu suy xét, sẽ rất dễ khiến ta kết nhầm bạn, trách nhầm người, tin nhầm tiểu nhân, mà xa lánh người tốt.

Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh 3 lần: Muốn nhìn rõ một người, cần chú ý 3 điều - Ảnh 1.

2. Đừng đánh giá một người chỉ qua những tin đồn

Hiện nay, có rất nhiều người đều mắc phải cùng một sai lầm. Đó chính là tin vào những tin đồn, scandal mà bỏ qua việc suy nghĩ, phán đoán. Họ tin vào những tin đồn sai trái, từ đó nhìn sai người, trách lầm người.

Chỉ qua câu chuyện Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, ta cũng có thể nhận ra rằng năng lực phán đoán, nhìn người của Tôn Ngộ Không mạnh hơn Đường Tăng rất nhiều lần.

Lúc đó, nếu không nhờ Tôn Ngộ Không không chút do dự giết yêu tinh, thì có lẽ Đường Tăng đã trở thành món ăn ngon cho yêu quái rồi.

Câu chuyện này cũng cho chúng ta một bài học, trong giao tiếp cũng như các mối quan hệ cá nhân, cần phải luôn giữ lí trí và sự sáng suốt cho riêng mình.

Chúng ta là những lữ khách đang du hành trong một thế giới đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, chúng ta không phải thần, chúng ta không thể nhìn thấu được mọi việc đâu là tốt đâu là xấu. Nhưng mọi lúc mọi nơi, chúng ta cần giữ vững năng lực phán đoán cá nhân, cũng như một đôi mắt sáng suốt, để có thể phân rõ rạch ròi đâu là tốt, đâu là xấu.

Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh 3 lần: Muốn nhìn rõ một người, cần chú ý 3 điều - Ảnh 2.

3. Đừng đánh giá một người bằng đôi mắt phiến diện.

Có người từng bình luận rằng: “Trong bộ phim Tây du kí, cảnh họ không muốn xem nhất chính là lần Tôn Ngộ Không giết chết Bạch Cốt Tinh và bị Đường Tăng đuổi đi.” Bởi vì cảnh này, Tôn Ngộ Không quá đáng thương, khi trung thành với sư phụ, lại bị lạnh nhạt, hiểu lầm.

Trên thực tế, dù không có Bạch Cốt Tinh, quan hệ sư đồ giữa 4 người họ cũng đã sớm có vết nứt từ bên trong.

Có lần, Đường Tăng nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Ngộ Không, đi cả ngày nay, thầy đói bụng rồi, con đi đâu đó xin cơm chay đi.”

Ngộ Không đáp: “Sư phụ thật không thông minh. Đây là giữa núi cao, không làng xá, dù có tiền cũng không mua được gì, làm sao đi xin cơm đây?”

Khi đó trong lòng Đường Tăng đã không vui, còn mắng rằng: “Con khỉ nhà ngươi, nhớ lúc ngươi còn bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn, chỉ có thể nói nhưng không làm gì được; nhờ ta cứu ngươi một mạng, nhận ngươi làm đồ đệ. Sao ngươi lại không biết nỗ lực, mà luôn lười biếng thế hả?”

Trong khi Bát Giới luôn lười biếng, tham ăn, Đường Tăng lại không mắng, mà ngược lại thường hay mắng Tôn Ngộ Không, người thường phải lo chạy ngược chạy xui nhiều nhất.

Bởi vì Đường Tăng luôn nhận định rằng Tôn Ngộ Không là người tự cao tự đại, hay giết người vô tội. Thế nên khi thấy Bạch Cốt Tinh bị giết, dù Tôn Ngộ Không có giải thích thế nào, Đường Tăng vẫn tin vào những gì mà mình thấy.

Hay nói đúng hơn, ông ấy tin vào những gì mình luôn nhận định, luôn “tự cho là đúng”, cũng như tin vào những câu “đổ thêm dầu vào lửa” của Bát Giới.

Trong suy nghĩ của Đường Tăng, yêu tinh cũng đáng được tha thứ, được tu hành. Nhưng theo Tôn Ngộ Không, yêu tinh xấu đều phải chết.

Vậy nên, trong lần thứ ba Tôn Ngộ Không đánh chết Bạch Cốt Tinh, Đường Tăng đã không giữ được bình tĩnh nữa mà trực tiếp trục xuất Tôn Ngộ Không ra khỏi sư môn.

Định kiến của Đường Tăng không chỉ làm tổn thương Tôn Ngộ Không, mà còn khiến mình mất đi một đồ đệ trung thành, tài giỏi, càng khiến con đường phía trước của mình trở nên khó khăn hơn, suýt chút còn chết trong tay yêu tinh nữa.

Nhìn người bằng đôi mắt đầy thành kiến, chỉ khiến thị phi lẫn lộn, bạn sẽ khó phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Nếu không cẩn thận, nó còn khiến bạn phạm một sai lầm lớn.

Có một câu nói rất hay: “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm.”

Một số người trông bề ngoài rất tốt bụng, dễ mến, nhưng đằng sau đó là những việc làm xấu xa, độc ác. Tin tức về những người lấy danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để kiếm tiền đâu phải là ít, hơn nữa những đứa trẻ đó còn bị ngược đãi, đánh đập đến đáng thương.

Ngược lại, một số người nhìn lạnh lùng, nghiêm túc, không thân thiện. Nhưng bên trong họ lại là những người ấm áp, tốt bụng nhất. Họ âm thầm giúp đỡ người khác mà không cần ai biết đến.

Người trưởng thành nên học cách phân tích mọi việc một cách sáng suốt, không bị vẻ ngoài mê hoặc, hay cám dỗ bởi những lời nói ngọt ngào. Biết từ bỏ định kiến, nhận ra và chấp nhận mặt tối phía sau bề ngoài đạo mạo của một người nào đó. Từ đó, bình tĩnh đối mặt, xử lý theo lí trí, mà không phải làm việc theo cảm tính quá nhiều.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin