7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi

Chắc hẳn bạn đã một lần rơi vào tình trạng “ngủ nướng” thỏa thích nhưng tỉnh dậy vẫn thấy mệt mỏi. Thật ra chẳng có gì khó hiểu cả, nguyên nhân nằm ở chế độ ngủ của bạn.

TIN MỚI

Các chuyên gia cho biết, ngủ khoa học không chỉ được đánh giá trên số giờ ngủ mà còn có nhiều yếu tố khác. Những người trẻ hiện đại thường truyền tai nhau phải ngủ từ 6 – 8 tiếng/ ngày, nhưng họ lại thường mắc 7 sai lầm khiến cho dù có “ngủ nướng” vẫn thấy buồn ngủ, mệt mỏi.

1. Thức khuya thường xuyên

Cần phải hiểu rằng cơ thể con người có những quy luật riêng của nó, hay thường được gọi là đồng hồ sinh học.

7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy, sức khỏe con người sẽ được phục hồi tốt nhất khi được ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng vào ban đêm. Trong khoảng thời gian từ 23h trở đi, cơ thể bắt đầu các hoạt động đào thải độc tố cho gan, thận cũng như sự tái tạo của các tế bào.

Việc này đòi hỏi cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ sâu. Nên nếu như bạn thức khuya, chúng sẽ không thể thực hiện hoặc không đủ điều kiện để đạt kết quả tốt. Như vậy, dù cho sáng hôm sau bạn có “ngủ nướng”, ngủ tới trên 10 tiếng đi nữa cũng không thể bù đắp được.

2. Chế độ ngủ thất thường

Chế độ ngủ của chúng ta bị tác động bởi nhiều yếu tố, phổ biến nhất là công việc bận rộn và những thú vui công nghệ. Chúng khiến bạn có thói quen ngủ không đều đặn. Có những ngày đi ngủ sớm, có ngày đi ngủ muộn, cũng có hôm thức trắng.

Ngoài ra, còn có 1 số người do đặc thù công việc hoặc sở thích cá nhân mà phải “ngủ ngày, cày đêm”. Từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ, rối loạn đồng hồ sinh học. Khi đó, dù có ngủ đủ 8 tiếng, bạn sẽ luôn thấy mệt mỏi, thiếu ngủ.

7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi - Ảnh 2.

Lâu ngày còn có thể để lại những hậu quả xấu như rối loạn chuyển hóa, giảm trí nhớ, suy giảm khả năng miễn dịch, trầm cảm, béo phì hoặc tiểu đường.

3. Ăn quá no vào buổi tối

Ăn quá nhiều vào bữa tối hoặc ăn trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ hoàn toàn có thể phá hoại giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi - Ảnh 3.

Cảm giác no bụng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Hơn nữa, trong khi dạ dày, gan cần được nghỉ ngơi thì bạn lại bắt chúng làm việc quá sức, dẫn đến mệt mỏi, khó chịu vào ngày hôm sau. Ngược lại, nếu chúng không kịp tiêu hóa, bài tiết lượng đồ ăn nạp vào vì bạn phải đi ngủ, thì khó trách khi thức dậy bạn sẽ thấy cơ thể nặng nề, đầy hơi, trướng bụng.

4. Không uống đủ nước

Lười uống nước làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, trong đó có cả rối loạn giấc ngủ. Vì khi cơ thể không đủ nước, huyết áp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc làm chậm dòng oxy đưa tới não. Điều này không chỉ khiến bạn khó ngủ mà còn vô cùng mệt mỏi mỗi khi thức dậy.

Lượng nước cần nạp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, nhưng trạng thái lý tưởng bạn nên đạt được là uống đủ nước để có cảm giác cần đi vệ sinh ít nhất 3 lần mỗi ngày. Lượng nước này sẽ tương đương với khoảng từ 6 – 8 cốc nước trên ngày, bao gồm cả trà và cà phê.

5. Ngủ trưa quá lâu

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngủ trưa quá dài tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, lip máu và các hội chứng chuyển hóa khác. Bên cạnh đó, giấc ngủ trưa quá dài còn làm cho bạn khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm. Nếu tổng số thời gian ngủ ban ngày quá nhiều, cơ thể sẽ dễ bị nặng nề, khó tập trung, mệt mỏi.

7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi - Ảnh 4.

Bạn nên ngủ trưa mỗi ngày, nhưng chỉ nên ngủ khoảng 15 – 30 phút. Chỉ những người không ngủ đủ 6 tiếng vào ban đêm, người cao tuổi, người đang điều trị bệnh, có hướng dẫn của bác sĩ mới cần ngủ lâu hơn.

6. Uống rượu bia trước khi đi ngủ

Nhiều người cho rằng, uống rượu làm họ dễ ngủ hơn bởi cảm giác dễ chịu sau khi uống và khiến họ nhanh đi vào giấc ngủ. Nhưng thật ra, rượu là một chất phá hoại chất lượng giấc ngủ của bạn vì nó khiến chu kỳ ngủ bị gián đoạn, ngăn không cho não bộ chìm vào giai đoạn ngủ sâu.

Vì vậy, không có gì khó hiểu nếu sau khi uống rượu bia, bạn ngủ rất nhiều nhưng vẫn thấy thèm ngủ, cơ thể rã rời, tinh thần uể oải.

7. Nằm gối quá cao hoặc quá thấp

Cách dùng gối sẽ tác động trực tiếp đến tư thế nằm, lưu thông máu, áp lực lên xương khớp của bạn.

7 thói quen xấu khiến người trẻ dù ngủ nhiều, dậy muộn nhưng vẫn luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi - Ảnh 5.

Gối quá thấp khiến lượng máu lên não quá nhiều dẫn đến nguy cơ mạch máu bị sung huyết, gây sưng mặt, sưng mí mắt hay đau nhức đầu khi thức dậy. Gối quá cao làm cho cổ bị gập, làm căng cơ, đồng thời hạn chế máu lưu thông lên não, thiếu oxy về não, khiến càng ngủ càng thấy mệt.

Theo các chuyên gia, chiều cao đảm bảo sức khỏe của gối dao động từ 8 – 15cm, rộng khoảng 30cm và chiều ngang dài 60cm. Lưu ý, gối không nên quá cứng hoặc quá mềm và không nằm không gối hoặc dùng tay thay gối để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn và ảnh: QQ, Asia One, Metro UK

https://kenh14.vn/7-thoi-quen-xau-khien-nguoi-tre-du-ngu-nhieu-day-muon-nhung-van-luon-thay-buon-ngu-va-met-moi-20220302223741579.chn

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin