Đừng quá quan trọng hóa vấn đề thất nghiệp. Thực ra nó cũng không khác mấy so với việc bị ngã hay bị muỗi đốt cả.
Theo định luật Murphy, bạn càng sợ điều gì thì điều đó càng đến. Chúng ta càng sợ thất nghiệp thì việc thất nghiệp đến với chúng ta càng dễ dàng. Chúng ta càng hoang mang về chuyện thất nghiệp thì chúng ta càng khó tìm được một công việc ưng ý sau khi thất nghiệp.
01
Mai (28 tuổi) – một cô bạn tôi quen đã làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử ngay sau khi tốt nghiệp. Thế rồi sau đó, cô nàng bị buộc thôi việc vì hiệu suất công việc không đảm bảo.
Thất nghiệp khiến Mai gặp đả kích nặng nề. Nó ảnh hưởng tới mức Mai bắt đầu cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Mai nhốt mình trong nhà suốt 2 tháng trời không dám tìm việc mới, vì sợ gặp phải đả kích tương tự.
Sau đó, dưới sự thuyết phục của gia đình và bạn bè, cuối cùng Mai cũng lấy hết can đảm ra khỏi nhà để tìm một công việc mới. Nhưng vì sự tự ti của bản thân và những lý do khác, Mai một lần nữa đâm đầu vào ngõ cụt. Cố gắng kiên trì 1 tháng, Mai càng ngày càng cảm thấy khủng hoảng, thậm chí bắt đầu căm thù công việc của mình. Không còn cách nào khác gia đình đành phải đưa Mai đến gặp bác sĩ tâm lý.
Rõ ràng thất nghiệp chưa bao giờ là điều tồi tệ nhất, đáng sợ hơn cả phải là tâm lý tự hủy hoại bản thân hậu thất nghiệp.
Hãy thử nghĩ theo một hướng khác xem, nếu bạn chưa từng thất nghiệp thì có lẽ thất nghiệp sẽ cho bạn một cơ hội để khảo nghiệm lựa chọn khác tốt hơn. Trong khi đó, nếu bạn từ bỏ chính mình, hủy hoại chính mình một cách mù quáng, điều này không chỉ không có lợi cho việc tìm kiếm việc làm mới sau này, mà thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.
Vì vậy, đừng quá quan trọng hóa vấn đề thất nghiệp. Thực ra nó cũng không khác mấy so với việc bị ngã hay bị muỗi đốt. Chỉ cần trấn tĩnh tâm trí và dũng cảm tiến lên phía trước, biết đâu một cơ hội việc làm mới, một buổi phỏng vấn mới thực sự phù hợp với bạn sẽ xuất hiện.
02
Cũng bằng tuổi Mai nhưng Châu lại xin nghỉ việc ở công ty vì chuyện gia đình. Sau đó cô cũng đã phải ở nhà hơn 2 tháng nữa mà không tìm được việc làm. Nhưng Châu không chịu ở không trong 2 tháng đó và chẳng làm gì cả. Trước tiên, cô nàng đã lập một kế hoạch dài hạn dựa trên tình hình tài chính của mình để đảm bảo rằng ít nhất cô nàng có thể sống được ngay cả khi không tìm được việc làm trong 2 tháng này.
Sau đó, Châu dành hẳn 1 tuần để đi du lịch, refresh tâm trạng và cố gắng phấn chấn bản thân khỏi khốn đốn do cả gia đình và công việc mang đến. Tiếp nữa, Châu dành nửa tháng để suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình và lên plan hoàn chỉnh cho sự nghiệp. Thời gian còn lại, cô nàng bắt đầu tìm việc theo kế hoạch nghề nghiệp đã đặt ra.
Bằng cách này, Châu cuối cùng cũng tìm được một công việc ưng ý sau gần 3 tháng thất nghiệp. Công việc mới có đãi ngộ rất tốt, cả sếp lẫn đồng nghiệp đều thân thiện. Độ ổn định cũng như khả năng thăng tiến cũng vô cùng phong phú.
03
Từ câu chuyện của Châu và Mai, chúng ta có thể rút ra được những bài học gì sau khi thất nghiệp để con đường sự nghiệp sau này suôn sẻ hơn?
Đầu tiên, hãy điều chỉnh tâm lý và tránh đưa ra những lựa chọn bốc đồng.
Những người thất nghiệp đối diện với tình cảnh mình gặp phải bằng tâm lý hết sức tiêu cực, như thể họ vừa rơi từ trên trời xuống, không còn gì để bấu víu. Họ hoang mang muốn tìm công việc mới, thậm chí sẵn sàng chấp nhận làm những công việc hoàn toàn trái với đam mê hay mong ước của bản thân để thoát khỏi cơn ác mộng mang tên thất nghiệp.
Trên thực tế, phương pháp này không hề hữu ích chút nào. Điều duy nhất bạn cần làm là xác định cho mình rằng thất nghiệp không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng. Nếu bạn đang thất nghiệp, bạn có tranh thủ thời gian này để dành cho mình một kỳ nghỉ thư giãn cho chính bản thân hoặc dành trọn tâm trí chăm lo cho gia đình. Chỉ bằng cách thả lỏng một quy củ, chúng ta mới có thể phát triển tốt hơn. Cũng như dây đàn, căng quá sẽ đứt, nếu đầu óc chúng ta quá nhiều lo toan, chúng ta sẽ không thể chống trọi được trước áp lực.
Thứ hai, lập một kế hoạch tốt cho tương lai và có những góc nhìn mới về tương lai của chính mình. Nhiều người thất nghiệp sẽ không để mình nhàn rỗi mà lao ngay vào làm công việc tiếp theo, họ không hề biết rằng hành vi này vô hình trung lại chính là nguy cơ gây thất nghiệp lớn nhất.
Bất kể chúng ta đang thất nghiệp chủ động hay thất nghiệp thụ động vì nhiều lý do khác nhau, chúng ta cũng có thể lập kế hoạch cho tương lai của mình trong thời gian thất nghiệp này và có một kế hoạch nghề nghiệp hoàn chỉnh để sự nghiệp tương lai có thể phát triển tốt hơn.
Thất nghiệp không đáng sợ, đáng sợ là sau thất nghiệp, bản thân bạn vẫn không chút tiến bộ nào. Các vấn đề lớn do thất nghiệp mang lại là tổn thất về nguồn lực kinh tế và tổn thất về đời sống vật chất, nhưng khoảng thời gian lãng phí do thất nghiệp gây ra mới là vô giá. Vì vậy, chúng ta phải tự tin mà đối mặt với thất nghiệp, cố gắng cải thiện bản thân sau khi thất nghiệp và lập kế hoạch nghề nghiệp tốt hơn, điều này sẽ giúp con đường tương lai của chúng ta suôn sẻ hơn.
Ảnh: Tổng hợp