Cảnh giác thủ đoạn mạo danh shipper lừa chuyển tiền

Kẻ gian mạo danh shipper của các sàn thương mại điện tử, lừa người dùng chuyển tiền hoặc lôi kéo vào các nhiệm vụ để chiếm đoạt tài sản.

“Có phải số điện thoại chị Thúy Huyền không? Chị có đơn hàng Shopee về địa chỉ… Xin xuống nhà để nhận hàng”, Huyền – nhân viên môi giới bất động sản tại TP.HCM, liên tục nhận được những cuộc gọi như trên. Sau khi ra cổng, cô không thấy đơn hàng nào được giao, chờ không thấy shipper đến, cô gọi điện thì máy báo không liên lạc được. Thúy Huyền cho biết cô đã gặp kịch bản này liên tục trong nhiều tuần qua.Vì đầu dây bên kia đọc đúng tên, địa chỉ nên cô không hề nghi ngờ. Cho đến khi đang đi đón con đi học về, cô nhận được cuộc gọi tương tự. Lần này cô báo không có nhà, đầu dây bên kia nói để đơn trước cửa nhà và nói sẽ gửi tin nhắn để chuyển khoản đơn hàng 90.000 đồng. Dù không nhớ mình có mua đơn hàng quần áo nào như shipper nói, Huyền vẫn chuyển khoản mà không kiểm tra lại ứng dụng do đang bận. Đến tối về nhà, tìm không thấy đơn hàng được giao, gọi lại cho số shipper không được, cô mới biết mình bị lừa.Huyền là một trong nhiều người bị lừa bởi thủ đoạn đơn giản này. Các sàn thương mại điện tử, cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo trong thời gian vừa qua, tuy nhiên tình trạng giả mạo shipper để lừa người dân chuyển tiền vẫn diễn ra trên diện rộng. Kẻ gian lừa người dùng chuyển 168.000 đồng qua tài khoản ngân hàngẢNH: THIÊN TRƯỜNGTrên các hội nhóm online, người dùng liên tục cập nhật các số điện thoại được cho là shipper giả. Ban đầu kẻ gian thu thập thông tin “con mồi” từ thói quen mua sắm online, “chốt đơn” để lại số điện thoại trên livestream, hoặc mua bán dữ liệu từ chợ đen. Sau đó chúng chờ đến giờ hành chính để gọi điện, thông báo giao hàng trước nhà, nói nạn nhân xuống nhận. Nếu người mua nói đang ở nhà, kẻ lừa đảo sẽ tắt máy lập tức, không liên lạc lại được. Nhưng nếu nói đang đi vắng, kẻ gian sẽ nhắn tin, nói đơn hàng đã giao và yêu cầu chuyển tiền qua số tài khoản. Tuy nhiên trên thực tế, không có đơn hàng nào được giao đến nạn nhân.Tinh vi hơn, các đối tượng này còn nghĩ ra nhiều kịch bản để dẫn dụ người dùng nạp tiền, đọc thông tin tài khoản thẻ, sau đó chiếm đoạt tiền của nạn nhân. Sau khi chuyển khoản thành công đơn hàng ảo. Kẻ gian sẽ liên lạc lại với nạn nhận, thông báo đã thao tác nhầm. Số tài khoản người dùng vừa gửi tiền vào là để đăng ký làm hội viên shipper. Khi chuyển tiền vào tài khoản, hệ thống sẽ tự động trừ 3 – 3,5 triệu đồng mỗi tháng.Để hủy đăng ký thành viên, người dùng được hướng dẫn truy cập vào đường link Facebook và số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển. Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), khi bấm vào link giả mạo và nhập thông tin cá nhân, người dùng có thể bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.Trong trường hợp người dùng không làm theo hướng dẫn để hủy gói đăng ký hội viên, kẻ gian tiếp tục đe dọa bằng nhiều kịch bản như sẽ tiếp tục trừ tiền. Nếu tiền trong tài khoản hết, sẽ tự động tìm và trừ vào những tài khoản khác cùng tên. Nếu không có tiền để đóng, hệ thống của cơ quan chức năng sẽ tự động ghi nợ nấu, sau này gặp nhiều khó khăn về việc vay mượn, thế chấp.Tuy nhiên cơ quan chức năng xác nhận đây chỉ là thủ đoạn để kẻ gian đánh vào nỗi sợ của người dân, nhằm chiếm đoạt tài sản phi pháp. Theo cơ quan chức năng, để tránh tình trạng bị lừa đảo, người dùng nên nâng cao ý thức cảnh giác khi tham gia vào không gian mạng. Không để lại thông tin cá nhân, địa chỉ nhà trên các kênh mua sắm trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ, điền thông tin cá nhân cho bất kỳ bên nào.Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử, nền tảng giao hàng cũng liên tục phát đi thông báo, cảnh báo người dùng về vấn nạn giả danh shipper. Các nền tảng mua bán trực tuyến khuyến cáo người dùng nên kiểm tra thông tin các đơn hàng trên ứng dụng. Không chuyển tiền nếu chưa xác nhận được đơn hàng có phải do mình mua hay không.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin