Các dịp nghỉ lễ, tết của người lao động được quy định tại bộ luật lao động năm 2019.
Cụ thể, theo quy định tại điều 112 bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
Tết dương lịch nghỉ 1 ngày (ngày 1-1) Tết Nguyên đán nghỉ 5 ngày (Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ hằng năm căn cứ theo điều kiện thực tế) Ngày thống nhất đất nước nghỉ 1 ngày (ngày 30-4) Ngày Quốc tế lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1-5) Quốc khánh nghỉ 2 ngày (ngày 2-9 và 1 ngày liền kề trước hoặc sau). Dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định cụ thể ngày nghỉ hằng năm căn cứ theo điều kiện thực tế Ngày Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 1 ngày (ngày 10-3 âm lịch)
Như vậy, người lao động có 6 dịp nghỉ lễ tết mỗi năm. Ngoại trừ 11 ngày đã quy định này, căn cứ theo khoản 3 điều 111 bộ luật Lao động 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần (thường là thứ bảy, chủ nhật) trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định này còn được nghỉ thêm 1 ngày dịp tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Số ngày nghỉ lễ năm 2024
Năm 2024, người lao động được nghỉ tổng cộng 17 ngày, gồm 11 ngày chính thức và 6 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào cuối tuần. Người lao động vừa mới nghỉ dịp Tết dương lịch (nghỉ liên tiếp 3 ngày) và Tết Nguyên đán (nghỉ 7 ngày)
Từ đây đến cuối năm, người lao động còn được nghỉ 1 ngày dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương (rơi vào thứ năm ngày 18-4); nghỉ 2 ngày dịp 30-4 và 1-5 (nhằm thứ ba và thứ tư nên không được nghỉ bù; nghỉ 4 ngày dịp Quốc khánh 2-9 (nghỉ từ thứ bảy ngày 31-8 đến thứ ba ngày 3-9).