Thu hồi, xử lý nợ xấu, ngân hàng, công ty đòi nợ nói gì?

Đối với các khoản nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của khách hàng, sau khi ngân hàng đã gửi các thông báo yêu cầu trả nợ/ hoặc trả nợ thay đến bên vay và bên bảo đảm (nếu có) mà các bên vẫn không thực hiện thì ngân hàng sẽ thực hiện quyền thu giữ/xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc khởi kiện ra tòa án để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ.

TIN MỚI

Liên quan đến thu hồi, xử lý nợ xấu, trao đổi với Tiền Phong, ông Lương Hữu Bàng – Phụ trách Phòng Xử lý nợ của một ngân hàng thương mại cổ phần tại khu vực phía Bắc cho biết: Đối với các khoản nợ xấu (quá hạn trên 90 ngày) của khách hàng, sau khi ngân hàng đã gửi các thông báo yêu cầu trả nợ/ hoặc trả nợ thay đến bên vay và bên bảo đảm (nếu có) mà các bên vẫn không thực hiện thì ngân hàng sẽ thực hiện quyền thu giữ/xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc khởi kiện ra tòa án để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ.

Thông thường, đối với TSBĐ là bất động sản, hiện các ngân hàng vẫn đang áp dụng việc thu giữ, xử lý theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, tuy nhiên trên thực tế quá trình thu giữ nếu khách hàng, chủ tài sản bảo đảm không hợp tác, chống đối thì ngân hàng cũng rất khó thực hiện thu giữ thành công.

Do vậy, các ngân hàng thông thường vẫn phải tiến hành khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để đòi nợ và yêu cầu phát mại TSBĐ. Sau khi phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật mà khách hàng (bên vay) tiếp tục không trả nợ thì ngân hàng sẽ làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Sau khi có quyết định thi hành án, trường hợp khách hàng tiếp tục không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thông thường sẽ phải tổ chức cưỡng chế, kê biên TSBĐ, tổ chức định giá, bán đấu giá…

Còn luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Luật Trường Lộc (Công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng) đã gặp nhiều trường mất nhà cho ngân hàng vì khoản vay của người khác.

Đó là khi doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của ngân hàng thương mại, biện pháp bảo đảm bằng tài sản là nhà đất của người thứ ba (người không vay vốn, không có giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng). Theo nội dung của hợp đồng thế chấp nhà đất quy định nếu bên vay không trả nợ đúng thời hạn thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản của bên thứ ba để thu hồi vốn vay.

Thực tế, phần lớn bên vay không trả được nợ và cố tình không trả nợ, ngân hàng khởi kiện, tòa án tuyên ngân hàng có quyền xử lý tài sản của người thứ ba để thu hồi nợ. Giao dịch thế chấp nhà đất của người thứ ba để bảo đảm khả năng vay vốn cho người đi vay hiện đang được tòa án cấp huyện, cấp tỉnh công nhận hợp pháp là một kẽ hở để cho người đi vay và ngân hàng lợi dụng, thông qua giao dịch vay vốn theo cách thế chấp tài sản của người thứ ba lấy tiền của ngân hàng rồi không trả nợ, đẩy trách nhiệm trả nợ cho bên thứ ba. Nhưng không có bất kỳ quy định nào, sau khi bên thứ ba trả nợ thay cho người vay, người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người thứ ba.

“Một số vụ nợ xấu, ngân hàng ủy quyền cho đơn vị có chức năng thu hồi công nợ, hoặc bán nợ. Những đơn vị này có đội quân hùng hậu tập hợp nhiều đối tượng dạng xăm trổ, bặm trợn, dùng thủ đoạn đe doạ dùng chất bẩn để “khủng bố” khách hàng dạng “xã hội đen”. Việc thuê những đơn vị này sẽ khó tránh khỏi tình trạng va chạm và có những rủi ro nhất định”- Luật sư Nguyễn Anh Tuấn nói.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin