Tăng trưởng GDP có sự đóng góp lớn từ các chỉ số liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Và từ đầu năm đến nay, Việt Nam đón nhận những con số rất tích cực liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
-
Đối với đầu tư chứng khoán nói chung và để có hiệu quả, các nhà đầu tư phải phân tích rất khoa học về môi trường đầu tư, rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư. Tóm lại, đầu tư chứng khoán là hành vi có cân nhắc cao và sự am hiểu.Tại: Cách nào phân tán rủi ro?
-
Hiện đang có những điểm sáng có thể giúp tăng trưởng tín dụng, khi khả năng hấp thụ vốn sẽ dần tốt hơn từ nay tới cuối nămTại: Điểm sáng cho tăng trưởng tín dụng cuối năm
Tính đến hết tháng 15/11/2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 418,45 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hàng hóa xuất khẩu đạt 212,64 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu đạt 205,84 tỷ USD, tăng 12,4%.
Kết quả đã đưa mức xuất siêu của Việt Nam trong gần 11 tháng lên con số kỷ lục 6,8 tỷ USD. Do đó, GDP của Việt Nam trong năm 2018 có thể vượt dự đoán của nhiều tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới.
Niềm vui là vậy, nhưng khi đi sâu vào bản chất của các con số thì cũng có những điều phải suy ngẫm.
Xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc lớn vào khối FDI
Tổng cục Hải Quan ghi nhận tổng giá trị xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong gần 11 tháng 2018 đạt 274,22 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là 150,51 tỷ USD, tăng 14,7%; và giá trị nhập khẩu đạt 123,71 tỷ USD, tăng 12,4%.
Như vậy, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của khối FDI chiếm 70,8% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cả nước; tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của khối FDI chiếm 60,1%. Qua con số cho thấy:
– Nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc quá lớn vào khối FDI. Bên cạnh đó, tỷ trọng các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung ở vài quốc gia, và Hàn Quốc với SamSung là một ví dụ.
– Các doanh nghiệp FDI chỉ yếu nhập khẩu linh kiện/phụ tùng và tiến hành lắp ráp tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, Việt Nam chỉ thu được lợi ích từ nguồn lao động giá rẻ và một phần nhỏ của thuế (vì được ưu đãi).
– Tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam hoàn toàn đến từ khối doanh nghiệp FDI. Vì vậy, số tiền tương ứng sẽ được định đoạt bởi các doanh nghiệp FDI. Một câu hỏi đặt ra, Việt Nam được lợi ích gì từ số liệu xuất siêu này trong dài hạn?
Bảng 1: Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
Đvt: tỷ USD
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
Chênh lệch |
|
FDI |
150,51 |
123,71 |
26,8 |
Doanh nghiệp trong nước |
62,13 |
82,13 |
-20,0 |
Tổng cộng |
212,64 |
205,84 |
6,8 |
Nguồn: tác giả tổng hợp
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam phần lớn tập trung nhập khẩu hàng hóa để gia công, lắp rắp rồi xuất khẩu thành phẩm. Các nhóm hàng linh kiện điện thoại, máy tính, dệt may…là ví dụ điển hình. Như vậy, Việt Nam chỉ có thu được lợi ích từ lao động giá rẻ và kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn. Ngoài ra, cơ cấu nhập khẩu chỉ tập trung ở sản phẩm thô/linh kiện nhằm gia công lắp rắp, mà thiếu các hàng hóa công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm gia tăng…
Hình 1: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Hình 2: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Việt Nam cần có một hướng đi riêng mang tính chiến lược
Tăng trưởng kinh tế cần nhìn ở dài hạn và phải lấy cân đối – bền vững làm đầu. Do đó, Việt Nam cần có một hướng đi riêng mang tính chiến lược, nhằm tránh sự lệ thuộc quá mức vào FDI, cũng như điều chỉnh giá trị xuất nhập khẩu hướng đến chất lượng và hàm lượng công nghệ – kỹ thuật.
Hướng chiến lược đó có thể xoay quanh các giải pháp như sau: (i) hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân với khối ngành công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI; (ii) loại bỏ các rào cản pháp lý, hành chính cho doanh nghiệp trong nước; (iii) tăng ưu đãi cho nhiều doanh nghiệp Việt nhằm phát huy tiềm năng khối doanh nghiệp trong nước; (iv) thúc đẩy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (v) hình thành các Quỹ tài trợ vốn cho nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt ở doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (vi) gia tăng hơn nữa khối ngành dịch vụ; (vii) và cuối cùng, thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao.
Tóm lại, Việt Nam muốn vượt qua bẫy thu nhập trung bình và có tăng trưởng trong dài hạn thì phải quyết liệt thay đổi trong các chính sách, cũng như có hướng chiến lược kinh tế rõ ràng. Ở đó phải đề cao nội lực và lấy doanh nghiệp trong nước làm trọng tâm.