“Nên tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ”

Chúng ta không nên nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa chỉ vì lo ngại khả năng phá sản của DN gia tăng trước khi dấu hiệu áp lực lạm phát rõ ràng đã hết.

TIN MỚI

Đó là nhận định của ông Hisatsugu Furukawa – chuyên
gia về chính sách tiền tệ thuộc Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại
Việt Nam về chính sách tài chính của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

– Ông đánh giá thế nào về nhận định rằng Ngân hàng nhà
nước (NHNN) sẽ đứng trước một lựa chọn khó khăn, đó là nới lỏng chính sách tiền
tệ và lạm phát cao, hay vẫn thắt chặt tiền tệ và chấp nhận rủi ro tín dụng của
các ngân hàng?

Hiện tại, đúng là NHNN đang gặp tình huống khó khăn
trong việc kiềm chế lạm phát và nhu cầu thanh khoản của lĩnh vực ngân hàng, DN,
cũng như khó khăn giữa kiềm chế lạm phát và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh
tế. Hiện nay, mục tiêu hàng đầu của Việt Nam là kiềm chế lạm phát bằng chính
sách tiền tệ và tài khóa.

Tỷ lệ tăng trưởng là mục tiêu thứ hai sau kiềm chế lạm
phát.

Theo tôi, NHNN và Chính phủ nên tiếp tục chính sách
thắt chặt tiền tệ này. Tăng lãi suất và hạ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đều nhằm
mục đích thắt chặt tiền tệ. Chính phủ và NHNN cần tiếp tục chính sách thắt chặt
tiền tệ và lãi suất cho đến khi tình trạng lạm phát được kiểm soát.

Vẫn còn lo ngại về khả năng mất thanh khoản của các
ngân hàng và DN. Nhưng thắt chặt tiền tệ và tài khóa nhằm mục đích làm chậm lại
các hoạt động kinh tế một khi đã bị thúc đẩy quá mạnh mẽ. Nếu không, lạm phát
không thể được kiểm soát. Để tiếp tục kiềm chế lạm phát, cần khôi phục sự cân
bằng tốt giữa cung và cầu.

Trong tình huống hiện nay, giảm cầu hoặc làm chậm các
hoạt động của nền kinh tế, có phần phù hợp.

– Thế nhưng, nếu tiếp tục thắt chặt tiền tệ, không chỉ
ngân hàng mà nhiều DN sẽ rất khốn đốn trong nửa cuối năm nay?

Tôi mạnh dạn cho rằng, phá sản là kết quả tự nhiên của
chính sách thắt chặt tiền tệ.

Thực tế, có nhiều DN vẫn đang duy trì được hoạt động
kinh doanh của họ. Điều này cho chúng ta thấy rằng những DN nào không thể trụ
lại khi mà có sự biến động thì nên đóng cửa. Đây là một sự điều chỉnh vĩ mô và
nền kinh tế phải chấp nhận kết quả này.

Tôi cũng muốn nhắc lại rằng Việt Nam cần kiểm
soát lạm phát vì tăng trưởng kinh tế ổn định dài hạn. Chính hoạt động kinh tế
quá nóng đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh mẽ trong năm 2007.

Để hiện thực hóa sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
chúng ta cần phải làm “mát” nền kinh tế. Vì vậy, hiện nay, Việt Nam cần điều
chỉnh tốc độ mở rộng tín dụng mặc dù điều này có thể đẩy một số DN vào tình
trạng khó khăn về tài chính.

Chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, nếu tiếp tục
được áp dụng trong một thời gian nhất định có thể tạo được sự thay đổi về cấu
trúc cho nền kinh tế Việt Nam.

Đây là một bước đi cần thiết để nền kinh tế Việt Nam tăng năng lực và hiệu quả quản lý của các DN
Việt Nam.
Nếu Việt Nam cứ cố gắng giữ những DN không hiệu quả trong thị trường, điều ấy
có nghĩa là, nền kinh tế sẽ tiếp tục chấp nhận sự tồn tại của một phần không
hiệu quả và sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng dài hạn.

– Liệu quá trình tái cơ cấu này có để lại hậu quả nặng
nề cho nền kinh tế, đặc biệt là các DNNVV không, thưa ông?

Không chỉ các DN nhỏ và vừa mà các DN lớn hơn cũng có
thể bị ảnh hưởng.

Chính phủ có thể cần phải chuẩn bị những biện pháp đầy
đủ, cả về chính sách an sinh xã hội. Nhưng điều quan trọng là nếu nền kinh tế
đang trong quá trình phát triển dài hạn, mọi cá nhân và các Cty có thể tìm được
cơ hội khác để làm ăn, điều này phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của nền
kinh tế.

Tôi tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam đang trên
đà phát triển và các cơ hội kinh doanh đang tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên,
chúng ta không nên nghĩ đến vấn đề này quá trầm trọng, mặc dù thật khó lòng khi
phải chứng kiến cảnh phá sản và thất nghiệp.

Chúng ta không nên nới lỏng chính sách tiền tệ và tài
khóa chỉ vì lo ngại khả năng phá sản của DN gia tăng trước khi dấu hiệu áp lực
lạm phát rõ ràng đã hết. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, chính sách tài khóa
thắt chặt hơn là cần thiết để kiềm chế lạm phát.

– Nếu tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ,
các DN gặp khó khăn, liệu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay có đạt được
không, thưa ông?

Tôi lo ngại nhiều hơn về áp lực lạm phát hơn là tình
trạng phá sản hay giảm sút tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Lạm phát ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong dài hạn. Lạm phát ảnh hưởng đến người dân
và đặc biệt những người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng trầm trọng hơn những
người giàu.

Tiếp tục lạm phát sẽ làm VND yếu đi so với các ngoại
tệ khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại và có thể dẫn đến tình
trạng đầu cơ tiền tệ… Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu tiếp tục kiềm chế lạm phát
đến một mức độ hợp lý, chúng ta có thể tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế ổn
định trong dài hạn.

Theo An Thanh
DDDN

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin