Làm cách nào để vượt qua khủng hoảng kinh tế?

Dù bạn tin hay không, việc một nền kinh tế có giai đoạn thăng trầm là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là một cách để vượt qua khỏi thời kỳ đen tối này.

TIN MỚI

Khi bạn ở trong bóng tối, tất cả những gì bạn nhìn thấy xung quanh chỉ là màu đen. Một ngày mai tươi sáng đang đến, tuy nhiên cảm giác về bóng tối hiện tại vây quanh bạn là có thật. Tất nhiên tôi không có ý định nói đến nền kinh tế, đến thời tiết mà chỉ muốn nói đến một khía cạnh tốt hơn của vấn đề.

Cho đến nay cảm giác bi quan đã hiện hữu quá rõ trong suy nghĩ của mọi người dân Mỹ. Giá dầu cao hơn mức 130USD/thùng là một gánh nặng lớn đối với kinh tế Mỹ. Giá nhà đất hạ quá mạnh khiến người dân Mỹ hoảng sợ.

Khoản tiền lương sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của họ không tăng đáng kể sau nhiều năm. Triển vọng thời gian tới cũng không mấy sáng sủa bởi báo cáo mới nhất từ thị trường việc làm Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao.

Bạn không nên trách người Mỹ về việc tại sao lại cảm thấy quá bi quan như vậy (chỉ số lòng tin đã giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm) hay tại sao họ đang cắt giảm mạnh tiêu dùng.

Sức mua của người Mỹ đóng vai trò quan trọng trong phục hồi nền kinh tế, chuyên gia kinh tế đang dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ đã rất gần. Và bởi có quá nhiều yếu tố phức tạp dẫn đến sự suy thoái này, thật khó để có thể dự đoán điều gì tốt đẹp hơn sẽ đến.

Nên nhớ đây không phải là lần đầu tiên kinh tế Mỹ khó khăn. Thời kỳ gần nhất là những năm 1970 và 1980 khi thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong nhiều năm, suy thoái lạm phát kéo dài, USD suy yếu và giá dầu tăng cao.

Mô hình kinh tế của Mỹ đến thời điểm này không có tác dụng nữa, lúc đó chúng ta nghĩ rằng hệ thống kinh tế tối ưu của Nhật Bản sẽ có tác dụng nhưng chắc chắn khi những điều kiện áp dụng khác nhau, mô hình đó cũng sẽ đưa chúng ta đến thảm họa.

Chưa có ai nhìn thấy giải pháp nhưng hệ thống của chúng ta tự phân định và tìm ra. Ngành công nghiệp của Mỹ hồi phục một cách chật vật. Từ đó đến nay ngành công nghiệp Mỹ tăng trưởng ấn tượng, chỉ suy thoái nhẹ vào những năm 1990-1991 và năm 2001.

Cách kinh tế Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng lần này sẽ khác những lần trước. Dưới đây là một khả năng sẽ xảy ra. Giá nhà đất, hiện nay hạ 17% so với mức đỉnh điểm, đến cuối năm sẽ ngừng hạ. Thị trường tài chính sẽ loại bỏ được dần những tàn dư của cuộc khủng hoảng nhà đất, đến quý 4 năm nay, thị trường tín dụng sẽ trở lại bình thường.

Bong bóng dầu mỏ như hiện nay cuối cùng sẽ mang lại nhiều công ăn việc làm mới khi người ta mở rộng khai thác dầu. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 6% từ mức 5,5%, nên nhớ rằng cách đây 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp đã có lúc lên tới 6,3% ngay cả trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh.

Cuối cùng người tiêu dùng có thể thở phào và lại chi tiêu. Chịu nhiều ảnh hưởng từ bong bóng nhà đất, gần đây họ không dám tiêu dùng thoải mái như trước nữa.

Trong bối cảnh rộng hơn, nhiều ngành công nghiệp mới sẽ có điều kiện phát triển từ sự hỗn loạn kinh tế ngày hôm nay. Chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng sẽ phát triển nhiều công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao, nền kinh tế nói chung hoạt động hiệu quả hơn và thế giới sẽ mua nhiều hơn những công nghệ này.

Công nghệ và những liệu pháp sinh học sẽ tân tiến hơn để ngăn lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Nhiều công ty sẽ áp dụng những mô hình công nghệ hiện đại như công nghệ của Apple và Target, từ đó thị trường sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm mới.

Bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi biết tất cả những điều này sẽ xảy ra? Chính tôi cũng không biết nữa. Tôi là người đủ thực tế để hiểu rằng không phải điều gì cũng sẽ xảy ra như chúng ta mong muốn, tuy nhiên tôi biết hệ thống kinh tế của chúng ta thừa khả năng để có những giải pháp cho những vấn đề. Tôi cũng biết thị trường vốn của Mỹ có khả năng phân phối rất tốt và rằng nền kinh tế của ta có rất nhiều nhân vật tài năng trong việc quản lý rủi ro, giải quyết vấn đề.

Có thể bạn không mấy hài lòng khi tôi vẽ ra một khung cảnh tốt đẹp mà không thể nói được chúng ta sẽ làm được điều đó bằng cách nào. Người ta có thể coi tôi như một người lạc quan quá cỡ. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế suy thoái, đó là một tâm trạng nên có. Hiện nay, nếu để vượt qua thực tại là một điều khó khăn thì chúng ta nên ghi nhớ những thời khắc đó để sau này có điều kiện trải nghiệm và suy ngẫm lại.

Tác giả Geoff Colvin

Ông Colvin là một trong những nhà báo kinh tế hàng đầu của Mỹ, ông là Tổng Biên Tập của FORTUNE. Đây là một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ.

Ông bắt đầu làm việc tại FORTUNE từ năm 1978, Colvin đã viết hàng trăm bài cho tạp chí về nhiều chủ đề khác nhau từ cách mạng công nghệ thông tin cho đến các nhà lãnh đạo.

Ông quản lý diễn đàn toàn cầu nổi tiếng của FORTUNE. Diễn đàn này đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn đối với những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates, Jack Welch và nhiều huyền thoại kinh doanh khác. Ông tốt nghiệp đại học Harvard và hoàn thành bằng MBA tại trường đại học nổi tiếng New York University’s Stern School.

Trung Thành
Theo CNN

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin