Hợp tác kinh doanh mở nhà hàng: Làm sao cho đúng luật?

TIN MỚI
Câu hỏi :
Chào Luật sư, Hiện nay mình có 1 vài vấn đề muốn được nhờ luật sư tư vấn giúp, kính mong nhận được sự tư vấn tận tình của Luật sư. Nội dung như sau: 
Hiện nay, mình đang đứng tên 01 sổ hồng tại Đà Nẵng. Kế bên nhà mình có một công ty đã kinh doanh trong lĩnh vực du lịch được 3-4 năm (với các ngành nghề: Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, Đại lý lữ hành; Vận tải hành khách, khách du lịch bằng đường thủy; Dịch vụ ăn uống; Mua bán đồ uống, rượu bia, thủy sản; Khách sạn). Đặc biệt là công ty này hiện nay chỉ đang hoạt động dịch vụ vận tải hành khách, khách du lịch bằng đường thủy. 
Công ty này muốn hợp tác cùng với mình mở rộng hoạt động kinh doanh thêm mảng Dịch vụ ăn uống. Hay nói cụ thể hơn là về lâu dài là mở một nhà hàng. 
Chính vì thế, hiện nay mình đang muốn hỏi Luật sư về: 
Thứ nhất, Các phương án hợp tác (tốt nhất) giữa mình và công ty đó. 
Thứ hai, Quy trình/Các bước thực hiện hoạt động kinh doanh nhà hàng cùng với công ty kia.
Xin chân thành cảm ơn và mong nhận được câu trả lời sớm nhất. 
Lê Anh Tuấn. Mail: leanhtuan137@gmail.com
Luật sư BASICO xin trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật thì hiện nay, có 2 phương thức hợp tác kinh doanh chính là: Hợp tác kinh doanh có thành lập pháp nhân mới và Hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới.
Trong trường hợp của bạn, theo thông tin bạn nêu ra, có một số vấn đề bạn cần cân nhắc khi tiến hành hợp tác kinh doanh:
Nếu Hợp tác kinh doanh có thành lập pháp nhân mới thì bạn và Công ty này sẽ tiến hành thành lập mới một doanh nghiệp theo một loại hình phù hợp với quy định của pháp luật cũng như nhu cầu kinh doanh của các Bên. Trong số các loại hình doanh nghiệp, bạn và Công ty này có thể lựa chọn loại hình Công ty Cổ phần hoặc Công ty TNHH Hai thành viên trở lên. 
Với phương thức hợp tác này, việc quản lý việc kinh doanh (nhà hàng, dịch vụ ăn uống) sẽ dựa chủ yếu trên tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp mới của mỗi bên trên cơ sở các quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp mới. Đồng thời, việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới sẽ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế, kế toán,…. Với tư cách là đồng chủ sở hữu doanh nghiệp mới này, bạn và Công ty này sẽ cùng có trách nhiệm với hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nếu Hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới thì có nhiều cách thức để tiến hành. Thông thường, các Bên sẽ xác lập một Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC)
Trong đó,cần ghi nhận đầy đủ các nội dung vềphương thức hợp tác, quyền, nghĩa vụ của các Bên, phương thức quản lý – điều hành kinh doanh, tỷ lệ góp vốn kinh doanh – tỷ lệ phân chia lợi nhuận – tỷ lệ gánh chịu thua lỗ… Khi Hợp đồng có hiệu lực, thì việc kinh doanh sẽ được tiến hành theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, trách nhiệm pháp lý của các Bên cũng sẽ được xác định theo Hợp đồng này. 
Đối với Hợp đồng Hợp tác kinh doanh thì các Bên cần đặc biệt chú ý phải thỏa thuận chi tiết các vấn đề, tránh việc xảy ra tranh chấp hoặc nếu có thì cũng có biện pháp xử lý. Trong đó ngoài các loại tỷ lệ như đã nêu, thì việc hai Bên thỏa thuận được một phương thức điều hành hoạt động kinh doanh cũng là hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh. Các nghĩa vụ về thuế của các Bên sẽ do các Bên tự mình chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Luật sư BASICO
Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin