Với đặc điểm của nhà phố hẹp và dài nên việc thiết kế giếng trời trong nhà đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng gắn liền với thiên nhiên làm không khí trong ngôi nhà của bạn trở nên trong lành.
Tuy nhiên, để có một giếng trời đẹp, như ý thì chủ nhà cần phải cân nhắc đến mức độ ảnh hưởng do thay đổi thời tiết của giếng trời. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên khi làm giếng trời phải tính toán sao cho lượng nhiệt và lượng gió ra vào luôn được cân bằng, tránh nóng quá vào mùa hè và lạnh thêm vào mùa đông.
Hơn nữa, cần đảm bảo không bị hắt mưa trong những ngày mưa kéo dài gây ẩm và hư hỏng đồ đạc, làm bong tróc sàn gỗ….. Để dự phòng và khắc phục trước những trường hợp này, chúng ta nên xây giếng trời theo bố cục khoa học.
Thứ nhất cần phải gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt chờ ở phía góc. Tiếp theo xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy ý thích, sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
Bước ba, lớp trên cùng là lớp vật liệu lấy sáng. Vật liệu lấy sáng tiên tiến được sử dụng hiện nay rất đa dạng với kính cường lực, mica không bể từ polycacbonat, kính ép kithaglass,… Khi sử dụng những vật liệu này bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe.
Một điều mà ít người để ý đó là những giỏ cây trang trí trong lòng giếng trời. Cây cần treo ở vị trí hứng được ánh sáng để cây tươi tốt, vị trí này cần nằm trong tầm với để dễ làm vệ sinh định kỳ.
Bên cạnh đó còn phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước ở đỉnh giếng để chắc chắn không đọng nước gây dột hay tràn vào nhà.
Giếng trời có thể sử dụng kiếng để chiếu sáng nhưng bạn cũng có thể chọn nhựa trong để thay thế. Nhựa rẻ hơn và khó vỡ hơn thủy tinh, tuy vậy chúng dễ bị xước và theo thời gian nó thường trở nên giòn và cũ, bạc màu. Nếu sử dụng kính thủy tinh thì bạn nên để ý đến dòng kính cường lực để bảo đảm an toàn.
Mặc dù chỉ là phòng và cũng rất ít khi xảy ra nhưng khi làm giếng trời gia chủ cũng nên có một tấm lưới hứng kính ngay dưới miệng giếng phòng trường hợp kính vỡ gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Một vài mẹo giúp gạt bỏ nỗi lo có sự cố cho bạn: Nếu ô thông gió là 1m x 1m thì tấm bê tông lấy sáng nên là 1,2m x 1,2m, điều này giúp nhà vừa mát gió lại tránh mưa tạt vào nhà. Tỷ lệ chiều cao lấy gió là 17cm, chiều che là 20cm sẽ tạo thành góc che 40 độ làm cho nước mưa rất khó hắt hoặc dột vào nhà.
Giếng trời trong nhà tạo ấn tượng đầu tiên cho mỗi vị khách khi bước vào nhà nên cần được chỉn chu tuyệt đối.
Đối với nhà ống tầng khá hẹp không gian, giếng trời thường có hình trụ, cùng với đó gia chủ sẽ đặt những chậu cây phía đáy của giếng trời để giảm bớt sự đơn điệu.
Tuy nhiên khi thiết kế giếng trời chủ nhà cần phải đặc biệt lưu ý đến việc chọn vị trí.
Phải tính toán sao cho lượng nhiệt và lượng gió ra vào luôn được cân bằng, tránh nóng quá vào mùa hè và lạnh thêm vào mùa đông.
Bên cạnh đó còn phải bảo đảm không bị hắt mưa trong những ngày mưa kéo dài gây ẩm và hư hỏng đồ đạc, làm bong tróc sàn gỗ…..
Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước ở đỉnh giếng để chắc chắn không đọng nước gây dột hay tràn vào nhà.
Những giỏ cây trang trí trong lòng giếng trời cũng phải đặc biệt lưu tâm. Cây cần treo ở vị trí hứng được ánh sáng để cây tươi tốt, vị trí này cần nằm trong tầm với để dễ làm vệ sinh định kỳ.