Gạch bê tông khí chưng áp có thoát được “cửa tử”?

Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) tưởng như đã “chết yểu” trên thị trường nhưng đến nay, nguyên nhân đã được tìm ra tại thị trường VN, mở ra một hướng đi mới cho loại gạch này.

TIN MỚI

Bên
cánh “cửa tử”

Theo lộ trình đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt,
từ nay đến năm 2020, gạch nung sẽ được thay thế hoàn toàn bằng gạch không nung
(AAC). Có cơ chế, các doanh nghiệp đua nhau mở nhà máy sản xuất. Có thể kể đến
như Công ty An Thái, Viglacera, Vương Hải (V-block), CTCP Gạch khối Tân Kỷ
Nguyên (E-Block) và CTCP Vĩnh Đức Sài Gòn (BTONG),…

Nhưng sau một thời gian, gạch AAC áp đã không thành
công tại VN như ở các nước phát triển trên thế giới. Nhiều nhà máy mới chỉ
sản xuất 50% công suất thiết kế nhưng tiêu thụ chỉ đạt 15-20% công suất. Có nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu do thị trường BĐS đóng băng, thói quen tiêu dùng, sợ làm
“chuột bạch”, thiết kế, công nghệ,…

Vì thế gạch AAC không được thành công trên thị trường
vật liệu xây dựng, mặc dù đây là loại vật liệu xây dựng có rất nhiều ưu điểm,
và là một đột phá về công nghệ xây dựng, giảm chi phí giá thành,…

Trên thế giới loại gạch này rất thành công như Tập
đoàn Xella có doanh thu lên đến 1,2 tỷ euro hàng năm, tại Trung Quốc có hàng
nghìn nhà máy sản xuất gạch AAC, ở Thái Lan gạch AAC được dùng phổ biến do Thái
Lan đánh thuê rất cao tài nguyên đất sét, ở Australia bắt buộc sử dụng vì nó là
sản phẩm xanh,…

Tuy nhiên, khi xuất hiện tại Việt Nam thì gạch AAC lại
có nhiều phiền toái như gạch này rất “kén” phụ kiện đi kèm, không thể xây nó bằng
xi măng mà phải bằng loại vữa riêng; Công nghệ sản xuất được áp dụng nguyên bản
từ các nước như Đức, Thái Lan hay Trung Quốc đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhưng vấn đề
là tính tương thích giữa gạch AAC và các vật liệu khác trong công trình lại
không hợp, nên dẫn đến một số “tại nạn” như tại dự án Eco Park.

Rõ ràng là gạch AAC có nhiều trở ngại, thậm chí có
giai đoạn tưởng như “chết yểu” trên thị trường, khiến các nhà sản xuất đau đầu.
Nhưng với ưu điểm vượt trội của loại gạch này, chỉ cần khi nhà sản xuất tìm ra
được “huyệt tử” của nó để mở ra một tương lai sáng ngời trên thị trường.

Điều này khiến nhiều doanh
nghiệp trăn trở tìm hướng đi cho sản phẩm ưu việt này. Và Công
ty An Thái, với quyết tâm của mình đã tìm ra được nguyên nhân: bê tông khí tại
Việt Nam không thành công do thiếu công nghệ và thiếu vật liệu phụ trợ. Việc
tìm ra nguyên nhân liệu có mở ra một kỷ nguyên mới cho loại gạch
này?

 

Nhà
xã hội giúp gạch AAC “thoát hiểm”?

An Thái hiện đang là công ty sản xuất gạch AAC lớn
nhất Việt Nam với nhà máy có công suất lớn nhất (300.000m3/năm). Theo đại diện
của An Thái, do nóng vội, các doanh nghiệp VN đầu tư không đồng bộ. Mới chỉ làm
ra viên gạch mà quên những sản phẩm phụ trợ đi kèm khác như keo dán, vữa bả…).

Từ đó, An Thái đã khắc phục và hiện đã sản xuất được
tất cả các sản phẩm đồng bộ để bê tông khí chưng áp tại Việt Nam nhờ từ các
công nghệ tiên tiến từ Đức, và sản phẩm đạt tiêu chuẩn cũng như chất lượng như ở
nước ngoài, hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu ở VN mà không còn lo ngại
như trước đây.

Theo đánh giá của An Thái gạch AAC có rất nhiều ưu
điểm như giảm kết cấu do giảm trọng lượng gạch và giảm trọng lượng vữa trát
hoàn thiện, chi phí trên 1m2 tường chỉ bằng 70 đến 90% gạch chỉ rỗng truyền thống,
thời gian thi công bằng 30% so với các loại gạch khác, thi công sạch sẽ, gọn
gàng, rất ít có rơi vãi, cơ giới hóa thi công…

Một m2 tường xây dựng bằng gạch AAC tường 10 hoàn
thiện đến sơn lót gạch AAC có giá thành 289.000 đ/m2, gạch đỏ có giá thành
399.733đ/m2. Như vậy giảm được 110.733đ/m2. Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí giàn
giáo để trát tường.

Với những ưu điểm trên, cộng với đó là tìm ra và khắc
phục được hạn chế, công ty An Thái kỳ vọng loại gạch AAC này sẽ là sản phẩm ưu
việt cho việc phát triển nhà xã hội mà nhà nước đang chú trọng phát triển trong
tương lai.

Theo thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012, các
công trình vốn ngân sách phải dùng gạch không nung. Nếu nhà nước chọn gạch
chưng áp sẽ giúp tiết kiệm, giảm ngân sách cho nhà nước. Gạch AAC sẽ là loại gạch
đáng được lựa chọn vào xây nhà xã hội!

Hiện An Thái cũng đã sản xuất được lớp skimcoat hoàn
thiện khắc phục những nhược điểm của gạch AAC, giúp giảm giá thành xây tường và
rút ngắn thời gian thi công. Ở Việt Nam, giá nhân công để trát tường đang rất
cao, khoảng 60.000 đến 90.000đ/m2 tường. Công ty này cũng sẽ cho ra sản phẩm
sơn tường Polyme Ximăng, rẻ bằng 1/3-1/4 giá thành so với sơn nước thông thường.

Mạnh
Dũng

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin