Nếu có dấu hiệu sau cần đi khám ngay, để muộn có thể bị thủng dạ dày

Viêm loét dạ dày nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày.

TIN MỚI

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), có hơn 25 triệu người Mỹ, có hơn 25 triệu người Mỹ bị loét dạ dày tại bất cứ một thời điểm nào trong cuộc đời.

Tiến sĩ Shipla Ravella, bác sĩ chuyên khoa dạ dày – ruột tại New York Presbyterian và Đại học Columbia cho biết: “Hai nguyên nhân chính dẫn đến loét dạ dày tăng lên tại Mỹ là do nhiễm khuẩn H. pylori và sử dụng lâu dài aspirin, thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen và naproxen)”.

Viêm loét dạ dày nếu không chữa trị kịp thời không những gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Do đó, việc nhận diện các dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả.

1. Đau dạ dày

Dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến nhất phải kể đến là đau dạ dày, cảm giác đau, nóng rát ở vùng bụng giữa. Bác sĩ chuyên khoa dạ dày Rusha Modi, trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở Califonia (Mỹ) cho biết: “Các vết loét thường xuất hiện trong dạ dày hoặc ruột non, triệu chứng đau đớn là biểu hiện liên quan đến sự bài tiết axit trong ruột.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Các cơn đau thường đạt đỉnh điểm trong bữa ăn hoặc ban đêm, khi các axit đã được bài tiết vào dạ dày nhưng không có thức ăn di chuyển vào ruột như một chất đệm.

Dùng thuốc kháng axit có thể làm giảm đau tạm thời, nhưng triệu chứng đau sẽ sớm quay trở lại cho đến khi các vết loét lành hẳn”.

2. Ợ nóng

Các vết loét dạ dày có thể gây ra chứng đau dạ dày kết hợp với chứng ợ nóng mãn tính (cảm giác nóng rát trong cổ họng). Tiến sĩ Shipla Ravella cho biết, các triệu chứng khác như đầy bụng, ói mửa hoặc cảm thấy chướng cũng là dấu hiệu viêm loét dạ dày.

3. Buồn nôn, ói mửa

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày Rusha Modi cho biết: “Buồn nôn và ói mửa cũng là hiện tượng gây ra do sự phát triển của các vết loét trong dạ dày”.

Bác sĩ chuyên khoa về dạ dày – ruột tại Trung tâm Y tế Providence Saint John cho biết: “Viêm loét dạ dày là nguyên nhân gây ra các cơn buồn nôn liên tục”.

photo 1 1503472180592

Trong một số trường hợp, các triệu chứng này xuất hiện bởi vết loét gây tắc nghẽn dạ dày, khi đó thực phẩm không thể đi vào ruột non.

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra loét dạ dày và bạn có thể được điều trị bằng thuốc kháng axit, nhưng nếu có dấu hiệu tắc nghẽn, bệnh nhân phải nhập viện để điều trị thêm.

4. Nôn ra máu hoặc máu trong phân

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột Sophia Balzaro, trợ lý y khoa tại Trung tâm Y tế NYU Langone, cho biết: “Các vết loét có thể gây chảy máu trong, máu này có thể ra ngoài bằng đường nôn mửa. Máu từ vết loét này cũng có thể đổi thành màu đen, đây là dấu hiệu cần chăm sóc y tế khẩn cấp”.

5. Đau vùng ngực

Đau do viêm loét dạ dày có thể lan rộng ra vùng ngực. Tiến sĩ Shipla Ravella cho biết: “Nếu vết loét đã xâm nhập qua thành ruột, cơn đau có thể nặng hơn, kéo dài hơn và khó giảm. Loét dạ dày cũng có thể gây thủng dạ dày, khi đó bạn có thể cảm thấy cơn đau đột ngột và tồi tệ hơn rất nhiều.

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu trên, hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ Sophia Balzaro cho biết: “Nếu bạn nghi ngờ có vết loét trong dạ dày, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên nội soi đại trực tràng để chẩn đoán và điều trị chính xác”.

*Theo Womenshealthmag

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin