Là một “tân binh” mới, áp lực cạnh tranh của Kafi trong cuộc chiến thị phần và giữ chân khách hàng là không nhỏ. Khi cuộc đua trên thị trường tài chính đang diễn ra sôi nổi với các sản phẩm công nghệ có nhiều tính năng thì Kafi lại mạnh dạn thực hiện điều khác biệt với tư duy đơn giản hóa sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Trong cuộc sống hiện đại, lối sống tối giản đang ngày càng phổ biến. Sống tối giản có nghĩa là lược bỏ đi tất cả những điều không cần thiết, tập trung vào giá trị cốt lõi và đặt chất lượng lên trên số lượng. Không chỉ phổ cập trong cuộc sống, xu hướng tối giản cũng được ưa chuộng trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Thay vì đau đầu với những sản phẩm công nghệ có quá nhiều tính năng phức tạp, đa phần nhà đầu tư bán chuyên, không chuyên sẽ mong muốn trải nghiệm những sản phẩm đơn giản, dễ dàng thao tác hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các định chế tài chính tên tuổi trong nước, ông Diệp Thế Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kafi nhận thấy rằng việc “tham” tính năng trong các ứng dụng chứng khoán làm giảm đi hiệu suất giao dịch của khách hàng vào các thời điểm then chốt.
Với mong muốn “tối giản tạo cảm xúc” cho người dùng, Chứng khoán Kafi đã xây dựng và phát triển ứng dụng giao dịch chứng khoán Kafi Trade. Mục tiêu hàng đầu của Kafi thông qua việc ra mắt ứng dụng này là mang đến sự thoải mái, an tâm cho nhà đầu tư. Lựa chọn sự tối giản cũng chính là chìa khóa giúp “tân binh” Kafi mở cửa hành trình chinh phục khách hàng.
Tuy nhiên, hành trình chinh phục bằng “sự tối giản” lại không hề đơn giản. Trong quá trình cải tiến ứng dụng Kafi Trade phiên bản 2.0, ông Diệp Thế Anh cho biết: “Với mục tiêu trở thành ứng dụng chứng khoán dành cho tất cả đối tượng nhà đầu tư không chuyên, bán chuyên đến chuyên nghiệp, Kafi Trade 2.0 phải là một ứng dụng đơn giản, dễ hiểu để bất kỳ ai khi cần đầu tư chứng khoán đều có thể sử dụng”.
Bám sát mục tiêu này, ngoài việc tối ưu hoá kiến trúc phần mềm và các thuật toán trong quá trình thiết kế và hoàn thiện sản phẩm, Kafi đã mạnh tay cắt bỏ đi nhiều chi tiết và tính năng không cần thiết trong phiên bản cũ như các tác vụ thừa trong thao tác sử dụng, họa tiết thiết kế, thông tin thừa trong bảng giá, bảng điện…Sau quá trình tinh gọn này, ứng dụng chỉ còn lại những tính năng cô đọng và cần thiết, giúp nhà đầu tư dễ dàng tập trung giao dịch, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình đầu tư.
Dù gặp nhiều khó khăn trong việc tối ưu chi tiết để “đơn giản hóa” ứng dụng, song với kinh nghiệm hoạt động trong ngành công nghệ chứng khoán và trải nghiệm với vai trò nhà đầu tư, ông Diệp Thế Anh nhận thấy 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng. Tức nghĩa, nhà đầu tư hầu như chỉ dùng 20% tính năng quan trọng của một ứng dụng chứng khoán và các tính năng này đã đáp ứng đủ đến 80% nhu cầu về giao dịch, mua bán đầu tư.
Góp phần không nhỏ trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng với triết lí tối giản là sự đồng bộ trong toàn bộ chu trình phát triển sản phẩm số kết hợp việc lựa chọn các công nghệ phần mềm và hạ tầng hiệu quả đi kèm. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Kafi đã xác định chiến lược phát triển sản phẩm kinh doanh cốt lõi sẽ phải lấy công nghệ làm trọng tâm, nhằm đẩy mạnh khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh trong thời đại số.
Một đội ngũ phát triển sản phẩm số mạnh đòi hỏi: 1) phải am hiểu các yêu cầu kinh doanh, hiểu mong muốn của người dùng và khách hàng để đưa ra các quyết định tính năng sản phẩm hợp lí, và 2) phải có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức kiến trúc công nghệ phù hợp và phải có năng lực triển khai các công nghệ đó. Một đội ngũ nòng cốt như vậy đang được đầu tư mạnh mẽ ở Kafi.
Bằng sự thấu hiểu hành vi của nhà đầu tư, Kafi đã nỗ lực kiến tạo ra một ứng dụng giúp đơn giản hóa hành trình đầu tư của mọi khách hàng, hướng đến những trải nghiệm tích cực của người dùng ngay từ khi bắt đầu mở ứng dụng giao dịch. Một ứng dụng thành công không chỉ mang lại giải pháp tiện lợi, an toàn, mà còn phải đem đến những cảm xúc tích cực, niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình trải nghiệm.
Tiếp tục đặt cảm xúc của khách hàng là trọng tâm và sự tối giản là kim chỉ nam cho mọi sản phẩm, dịch vụ, Kafi đã và đang tập trung đẩy mạnh các sản phẩm Wealthtech theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thao tác và phù hợp với đại chúng.
Để gia tăng mức độ hiệu quả, Kafi sẽ kết hợp linh hoạt giữa mô hình trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người nhằm phát triển tính năng robo advisor cho dòng sản phẩm tích lũy, hỗ trợ khách hàng lựa chọn danh mục đầu tư và tư vấn giải pháp đặt lệnh định kỳ, tối ưu hóa việc đầu tư của khách hàng.
Kafi tin rằng sản phẩm tích luỹ đầu tư với hỗ trợ của công nghệ sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Wealthtech và Kafi sẽ là một trong những thành viên tiên phong trong mảng kinh doanh này.
Nỗ lực ngược dòng đã mang đến những quả ngọt đầu tiên. Chỉ trong vòng 1 năm sau quá trình lột xác với diện mạo và tên gọi mới, Kafi đã phát triển và quản lý hơn 5.000 tỷ tài sản cho gần 10.000 khách hàng. Những con số ấn tượng này vừa là động lực, vừa là minh chứng cho năng lực quản lý và tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Kafi khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực Wealthtech.
Trong thời gian sắp tới, Kafi sẽ hoàn thiện và cho ra mắt thị trường ứng dụng Kafi Wealth với các tính năng tối giản, hỗ trợ việc đầu tư, tích lũy và xây dựng tài sản cho khách hàng. “Với sứ mệnh mang đến sự thịnh vượng bền vững cho khách hàng, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đơn giản, hiệu quả, giúp quản lý, phát triển tài sản cho mọi nhà đầu tư“, ông Diệp Thế Anh chia sẻ.
Bên cạnh đó, Kafi kỳ vọng thúc đẩy tư duy tích cực cho thế hệ trẻ trong việc đầu tư và tích lũy, hướng đến một xã hội phát triển hiện đại, văn minh và thịnh vượng.