Ăn quá nhanh là yếu tố nguy cơ gây ra ít nhất 6 loại bệnh nguy hiểm. Để không rút ngắn tuổi thọ, bạn nên tham khảo cách ăn uống đúng và áp dụng càng sớm càng tốt.
Trong cuộc sống hàng ngày, để tiết kiệm thời gian, nhiều người sẽ ăn rất nhanh, nhưng nếu ăn nhịp độ nhanh trong lâu dài cũng rất dễ dàng để gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể chúng ta.
6 mối nguy hiểm “rút ngắn tuổi thọ” nếu ăn quá nhanh
1, Gây ra chứng khó tiêu
Ăn quá nhanh có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu, vì ăn quá nhanh, việc tiết dịch tiêu hóa dạ dày không thể đủ cung cấp cho các hoạt động tiêu hóa trong 1 khoảng thời gian ngắn, sẽ dẫn đến sự tích tụ của thức ăn trong dạ dày, gây ra hiện tượng khó tiêu. Đặc biệt là nếu bạn ăn quá nhanh trong bữa tối, nó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ.
2, Gây ra béo phì
Ăn quá nhanh có thể vô tình ăn nhiều thức ăn, đặc biệt là ăn trong khi cũng xem TV hoặc chơi điện thoại di động, sau đó nó sẽ dẫn đến ăn quá nhiều thức ăn hơn so với nhu cầu cơ thể, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh béo phì. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân của bệnh béo phì ở nhiều người béo phì hiện nay đều liên quan đến tốc độ và chế độ ăn uống.
3, Không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong thực phẩm
Chúng ta có thể hình dung ra rằng, đối với ngũ cốc thô và ngũ cốc tinh chế, thông thường ai cũng nghĩ rằng ăn loại tinh tế sẽ nhanh hơn so với ăn loại thô. Nhưng trên thực tế, ăn những loại ngũ cốc tinh chế thì chất dinh dưỡng không bao giờ có thể so sánh được với dạng ngũ cốc thô, nói đơn giản hơn, gạo xay xát quá kỹ sẽ không giàu dinh dưỡng như gạo xay thô.
Cùng với cách so sánh đó, khi chúng ta ăn nhanh cũng sẽ không tốt như cách chúng ta ăn chậm lại, nhai nuốt một cách chậm rãi, vừa phải. Tất cả những chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ được “phân loại” và hấp thụ triệt để hơn nếu chúng ta ăn chậm. Ăn càng nhanh, thì chất dinh dưỡng càng bị “trôi tuột” ra ngoài theo đường chất thải.
4, Làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính
Đối với việc ăn ngũ cốc, nếu bạn tiến hành với tốc độ quá nhanh, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể một cách đột ngột. Nó cũng làm tăng áp lực lên insulin của cơ thể. Như vậy nó sẽ nhanh chóng hình thành bệnh tiểu đường.
Đồng thời, cách ăn nhanh cũng sẽ gây khó khăn hơn cho việc kiểm soát huyết áp và mỡ máu, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh mạch máu não ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
5, Dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư
Thức ăn được nhai bằng miệng không chỉ nhằm mục đích dễ nuốt, nhưng có một số ý nghĩa quan trọng khác trong thực tế. Đó là, nó có thể được nhai kết hợp với việc thông qua sự tác động của nước bọt để các chất độc hại có thể được loại bỏ dần dần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Đối với các loại thực phẩm tinh chế, rất khó để thúc đẩy việc loại bỏ các chất gây ung thư sinh ra trong cuộc sống ngày. Đương nhiên, nó cũng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
6, Gây ra bệnh đường ruột
Nếu bạn ăn quá nhanh, đương nhiên sẽ có tác động không tốt lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Thời gian trôi qua sẽ dẫn đến bệnh tiêu hóa xuất hiện, vì vậy chế độ ăn uống nên chú ý, hãy duy trì tốc độ không nên quá nhanh để tránh hoặc làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột.
Làm thế nào để ăn uống đúng cách?
Khi chúng ta đã biết rõ tác hại của việc ăn uống quá nhanh, hãy tham khảo bí quyết để ăn đúng cách. Đây cũng là giải pháp giúp bạn giảm thiểu mắc các bệnh nêu trên và hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
1, Ngồi thẳng lưng và eo khi ăn.
Khi ngồi ăn cơm, bạn hay giữ một tư thế thả lỏng, thoải mái, vì thế cũng có thể dễ dàng bị ngồi sai tư thế, lưng và ngực cong như lạc đà. Nếu không để ý, cách ngồi sai tư thế sẽ làm cho đường ruột và dạ dày bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Tư thế ngồi ăn uống chính xác nhất là nên ngồi lưng thẳng, và phải chắc chắn rằng phần bụng không có bất kỳ sự chèn ép nào.
2, Không nên “ăn thùng uống vại”
Trước tiên, hãy nhớ rửa tay trước khi ăn để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào miệng của bạn.
Hiện nay, có rất nhiều người có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều, ăn bất kỳ thứ gì theo sở thích mà không có sự kiểm soát hay kiềm chế. Nhiều người chỉ trong 7-8 phút là đã ăn xong một bữa, thức ăn vừa vào miệng chưa được mấy giây đã nuốt vào bụng, không hề dành cơ hội cho nước bọt thực hiện chức năng trộn thức ăn trong quy trình tiêu hóa.
Vì nguyên nhân này mà mọi nhiệm vụ nặng nề sẽ đẩy xuống cho dạ dày phụ trách, làm cho dạ dày phải gồng mình lên làm việc, lâu dài dẫn đến mắc bệnh dạ dày. Đây là điều hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của dạ dày trong dài hạn.
3, Không sử dụng bộ não của bạn ngay sau bữa ăn
Sau bữa ăn, máu trong cơ thể sẽ chảy vào các cơ quan tiêu hóa và đây là lý do não sẽ tương đối thiếu máu cục bộ. Trong thời điểm này, nếu bạn dùng đầu óc để suy nghĩ về vấn đề nào đó, có thể gây căng thẳng thần kinh, mất trí nhớ và các vấn đề khác, cũng có thể làm tăng khả năng xảy ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Vì vậy, chúng ta phải nghỉ ngơi sau bữa ăn hơn nửa giờ trước khi bắt đầu làm việc. Nghe nhạc và đi dạo nhẹ nhàng là những lựa chọn tốt bạn nên áp dụng.
4, Ăn cơm không nên chan canh
Nhiều người có thói quen ăn cơm chan canh, tức là cho nước canh trộn lẫn vào cơm rồi ăn. Có thể bạn không biết, việc chan canh ăn như vậy dù là “dễ nuốt” nhưng cơm và thức ăn lại chưa được nhai kỹ. Khi chan cơm vào canh, chúng ta cho vào miệng và chỉ nhai vài lần là có thể dễ dàng nuốt trôi theo quán tính.
Khi cơm nguyên hạt trôi vào dạ dày, cơ quan này sẽ phải làm việc rất vất vả để tiêu hóa thức ăn, tạo ra gánh nặng quá lớn, dẫn đến tiêu hóa kém, và sinh ra bệnh dạ dày.
*Theo Health/39