Dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi

Đưa vào sử dụng gần 1 năm nay nhưng tại CC này đã và đang xảy ra nhiều mâu thuẫn, tồn tại không được giải quyết triệt để, gây nên nhiều bức xúc cho cư dân.

TIN MỚI

Ông Nguyễn Sỹ Thắng cho biết: Chúng tôi đã nhiều lần
gửi đơn đề nghị thực hiện đúng một số điều khoản ghi trong hợp đồng mua,
bán nhà và các văn bản kèm theo nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa có
trả lời thỏa đáng. Nếu chủ đầu tư không gặp gỡ, trao đổi và đưa ra giải
pháp thỏa đáng cho những tồn tại này, chúng tôi sẽ kiện ra Tòa án để
giải quyết.

Chung cư (CC) 16B Nguyễn Thái Học nằm
trên địa bàn phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội được khởi công xây
dựng từ tháng 9 năm 2008 do Cty TNHH MTV Duyên Hải làm chủ đầu tư. Chung
cư gồm 23 tầng nhà ở, 02 tầng sinh hoạt chung (nhà trẻ, khu dịch vụ
công cộng, phòng y tế, …), 01 tầng hầm, 01 tầng bán hầm (tầng trệt) và
tầng mái với 368 căn hộ. Cuối tháng 10 năm 2011, CC 16B Nguyễn Thái Học
chính thức được bàn giao và đưa vào sử dụng. Tính đến nay, tòa CC này đã
có gần 200 hộ chuyển đến sinh sống.

Đưa vào sử dụng
gần 1 năm nay nhưng tại CC nay đã và đang xảy ra nhiều mâu thuẫn, tồn
tại không được giải quyết triệt để, gây nên nhiều bức xúc cho cư dân.
Quá bất bình, ngày 24/62012, đại diện hàng chục hộ dân sống trong khu CC
này đã tập trung trước sân CC để đòi quyền lợi.

Cư dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi
Cư dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi
Cư dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi
Cư dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi

Cư dân CC 16B Nguyễn Thái Học, phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội tập trung trước sân đòi quyền lợi ngày 24/6/2012.

Trao đổi với PV,
ông Dương Sỹ Thắng, ở căn hộ 1008 bức xúc: Khi tòa nhà bàn giao và đưa
vào sử dụng, Ban quản lý (BQL) tòa nhà thu các loại phí đều cao hơn, ít
nhất cũng bằng mức “kịch trần” cho loại phí đó so với quy định của UBND
TP.Hà Nội. Cụ thể: phí gửi xe máy là 60.000 đồng/xe/tháng; phí trông giữ
ô tô 1,8 triệu đồng/xe/tháng; phí dịch vụ quản lý sử dụng, vận hành tòa
nhà 4000 đồng/m2. Sau nhiều lần kiến nghị, mới đây phí gửi xe máy mới
giảm xuống còn 45.000 đồng/xe/tháng; phí dịch vụ trông giữ xe ô tô giảm
xuống 1,5 triệu đồng/xe/tháng. Mức phí này vẫn cao hơn phí trông giữ xe ô
tô tại chung cư ở một số khu đô thị trên địa bàn quận Hà Đông: Tại khu
đô thị Văn Quán, giá trông giữ xe ô tô tại các chung cư chỉ giao động từ
800.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/xe/tháng; khu đô thị Xa La 800.000
đồng/xe/tháng; phí dịch vụ quản lý sử dụng, vận hành tòa nhà tại các tòa
chung cư trên địa bàn Hà Đông hiện nay bình quân 1500 – 2000 đồng/m2.
Mức phí BQL đưa ra cao như vậy nhưng đổi lại, cư dân chỉ nhận được phiếu
thu viết tay không số, không dấu(?).

Cư dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông tập trung đòi quyền lợi

Thu phí tại chung cư 16B Nguyễn Thái Học, Hà Đông chỉ bằng những phiếu thu không dấu, một chữ ký.

Còn
ông Nguyễn Như Hoàng, ở căn hộ 2201 có ý kiến: Theo Quy chế góp vốn và
huy động vốn, người dân sống tại chung cư được sử dụng cả 6 cầu thang
máy. Nhưng thực tế, từ khi tòa nhà đưa vào sử dụng đến nay, người dân
chỉ được sử dụng 5 cầu thang, còn 1 cầu thang BQL sử dụng riêng, thường
xuyên khóa hoặc có mở thì cư dân cũng chỉ có thể đi một lèo từ tầng 1
lên tầng 25, không thể rẽ vào các tầng khác.

Cũng
theo quy chế góp vốn, tầng 1 và tầng 2 tòa nhà được bố trí làm nhà trẻ,
khu dịch vụ công cộng, phòng họp Ban BQL chung cư, phòng y tế và văn
phòng làm việc, nhưng đến nay, BQL tòa nhà đã không bố trí các phòng như
trên và thay vào đó là một tấm biển lớn với dòng chữ “Cho thuê văn
phòng tầng 1 và 2” được treo ngay trước cửa tòa nhà.

Ngoài
ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư còn không thực hiện việc lắp
đặt thiết bị của căn hộ theo đúng hợp đồng đã ký như: Lắp thiếu một số
thiết bị như phào trang trí, ổ cắm angten, hệ thống truyền thanh nội bộ,
hệ thống Doorphone…; lắp sai thiết bị cấp thoát nước khu vệ sinh, thiết
bị điện, không thống nhất lại với các chủ hộ. Cụ thể, theo hợp đồng,
chậu rửa, bệ xí bệt là sản phẩm thương hiệu Inax (sản phẩm liên doanh
Việt Nam- Nhật Bản), nhưng thực tế lại là sản phẩm của American Standard
chưa đạt chất lượng; công tắc, ổ cắm, automat được sử dụng sản phẩm của
Clipsal, Sino… nhưng thực tế lại sử dụng thiết bị của hãng Comet. Do
chất lượng một số thiết bị không bảo đảm nên sau một thời gian ngắn sử
dụng thiết bị đã hỏng, nhiều hộ phải bỏ tiền mua thiết bị mới về thay
thế.

Không kém phần bức xúc, ông Trịnh Khắc Thanh, ở
căn hộ 2012 nói: “Theo hợp đồng, gas để sử dụng cho các căn hộ trong
tòa nhà được cung cấp từ hệ thống gas tổng nhưng cho đến nay, đã gần một
năm kể từ ngày hộ dân đầu tiên chuyển về đây ở, chủ đầu tư vẫn chưa đưa
hệ thống gas này vào sử dụng. 100% số hộ phải sử dụng bình gas ngoài
nhưng khi hết gas, nếu chúng tôi tự gọi gas từ bên ngoài mang vào thì
bảo vệ tòa nhà gây khó khăn, không cho mang gas lên. Đại diện các hộ
phải xuống can thiệp, thậm chí phải “lót tay” cho bảo vệ mới được mang
gas lên. Nếu không thể đưa hệ thống gas chung vào sử dụng thì chủ đầu tư
phải trả lại tiền cho các hộ và để chúng tôi được mua gas ngoài…”

Cũng
theo đại diện các hộ dân chung cư 16B Nguyễn Thái Học, nếu chủ đầu tư
không gặp gỡ, trao đổi và đưa ra giải pháp thỏa đáng cho những tồn tại
này, cư dân tòa nhà sẽ kiện ra Tòa án để giải quyết.

Theo Kiên Trung

Infonet

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin