Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ

Cha mẹ luôn dành cho con những món ăn ngon, bổ dưỡng nhất. Nhưng không phải lúc nào điều đó cũng tốt cho con.

TIN MỚI

Các loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm

Dậy thì là giai đoạn phát triển sinh lý quan trọng của trẻ. Khi quá trình dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở trẻ nam thì gọi là dậy thì sớm.

Dậy thì sớm thường không có nguyên nhân rõ ràng, trong đó thực phẩm mà trẻ ăn uống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ và có thể góp phần gây nên dậy thì sớm ở trẻ.

BS. Đoàn Hồng, chuyên khoa Dinh dưỡng chỉ ra những thực phẩm có thể gây dậy thì sớm ở trẻ:

– Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có hương vị hấp dẫn khiến trẻ muốn ăn không ngừng. Tuy nhiên chúng đều chứa nhiều chất béo xấu, gây nguy cơ béo phì cao cho trẻ. Mỡ trong cơ thể tạo ra leptin, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng leptin cao do béo phì ở trẻ nữ có thể gây dậy thì sớm hơn. Ngoài ra, các thực phẩm khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ bị biến đổi chất và có thể gây rối loạn nội tiết dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ - Ảnh 1.

– Rau củ trái mùa: Thông thường, để trái cây và rau củ có thể phát triển tốt khi trồng trái mùa, nhiều người đã dùng đến cả các chất độc hại để ép trái cây phải chín, trẻ ăn nhiều những thực phẩm này sẽ có nguy cơ gây dậy thì sớm.

– Thực phẩm chứa nhiều muối: Các món ăn nhiều muối vừa tạo áp lực cho thận và hệ tiêu hóa của trẻ mà còn kích hoạt hormone có liên quan đến sinh sản – neurokinin B – gây dậy thì sớm cho trẻ.

– Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa – là chất béo “xấu” gây nguy cơ béo phì và dậy thì sớm ở trẻ.

– Thịt cổ gia cầm: Cổ gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) thường là nơi tích tụ nhiều hormone tăng trưởng (thuốc tăng trọng) mà chúng ăn vào trong quá trình nuôi công nghiệp. Do đó, khi trẻ ăn nhiều thịt cổ gia cầm cũng có nghĩa trẻ đang hấp thụ thuốc kích thích tăng trưởng và có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ.

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ - Ảnh 2.

– Sữa đậu nành: Trong sữa đậu nành có chứa isoflavone giống với hormone estrogen, nếu bạn cho trẻ tiêu thụ nhiều có thể kích thích gây dậy thì sớm ở trẻ.

– Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi, hương liệu, màu tổng hợp… Các chất này cũng giống như hormone giới tính, không tốt cho cơ thể của trẻ đang tuổi lớn.

– Ăn đồ quá bổ, uống thuốc bổ: Việc cho trẻ ăn những thức ăn quá bổ, dùng thuốc bắc nấu ăn, tự ý cho trẻ uống các loại thuốc bổ khác nhau,… Hầu hết các loại thuốc bổ cho trẻ trôi nổi trên thị trường có chứa hormone tăng trưởng mạnh mẽ sẽ làm trẻ bị rối loạn nội tiết và gây dậy thì sớm.

Tẩm bổ cho con thế nào để phù hợp

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ - Ảnh 3.

Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và đa dạng các thực phẩm khác nhau như nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin – khoáng chất.

Tùy từng lứa tuổi mà nhu cầu của trẻ với các nhóm dinh dưỡng là khác nhau. Cha mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn để cho trẻ ăn phù hợp với nhu cầu cần thiết, tránh để trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải làm việc mệt mỏi, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra như đã nói ở trên, việc cho trẻ ăn những thực phẩm bổ dưỡng quá mức có thể khiến trẻ tăng nguy cơ thừa cân béo phì, rối loạn nội tiết, kích thích dậy thì sớm ở trẻ.

Trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc bị sụt cân do vừa ốm dậy, cha mẹ muốn cho trẻ ăn những thực phẩm bổ dưỡng để trẻ nhanh chóng đạt cân nặng tiêu chuẩn hoặc hồi phục nhanh, không có một số lượng cụ thể nào cho mọi lứa tuổi, cha mẹ khi cho con ăn các món canh gà, canh xương hầm bổ dưỡng cần chú ý cho con ăn tùy theo độ tuổi và nhu cầu của trẻ.

Cha mẹ xử trí thế nào khi con có dấu hiệu dậy thì sớm

Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ - Ảnh 4.

Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ (trước 9 tuổi đối với trẻ nữ và 10 tuổi đối với trẻ nam) có thể kể đến là:

– Ngực phát triển

– Xuất hiện kinh nguyệt

– Tinh hoàn và dương vật phát triển, mặt có lông và vỡ giọng ở trẻ nam

– Trẻ gái có lông mu và/hoặc lông nách

-Xuất hiện mụn trên mặt

-Có mùi cơ thể

Dậy thì sớm có thể gây ra những tác hại đối với trẻ, trẻ có thể bị ảnh hưởng về mặt tâm lý do cơ thể có những thay đổi khác biệt sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ có thể cảm thất tự ti, bị bạn bè trêu trọc, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và để lại di chứng tâm lý khi trưởng thành.

Sự phát triển tâm sinh lý sớm cũng khiển trẻ có những ham muốn tình dục sớm. Do còn nhỏ và thiếu hiểu biết, trẻ có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng và làm hại. Hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng như mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

Trẻ dậy thì sớm sẽ bị hạn chế chiều cao khi trưởng thành hơn so với các bạn cùng tuổi. Ngoài ra, trẻ nữ có chu kỳ kinh nguyệt quá sớm có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.

Theo bác sĩ Đoàn Hồng, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần bình tĩnh, dành thời gian để nói chuyện, chia sẻ với con mình về những thay đổi mà trẻ cho là “bất thường” trên cơ thể là hoàn toàn bình thường, giáo dục cho trẻ về sức khỏe giới tính cũng như cùng trẻ vượt qua giai đoạn thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý.

Nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, hãy cân nhắc cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và có những can thiệp kịp thời.

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin