Tự tin và kiêu ngạo: Ranh giới mỏng manh phân biệt người lãnh đạo và kẻ lạm quyền

Để trở thành một người lãnh đạo xuất chúng, sự tự tin là yếu tố không thể thiếu. Đó là phẩm chất cần để xây dựng mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp, thúc đẩy cấp dưới hoàn thành công việc và triển khai các hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi leader trở nên quá tâm huyết. Khi đó, họ dễ dàng quên đi lằn ranh mỏng manh ngăn cách sự tự tin và kiêu ngạo.

TIN MỚI

Người lãnh đạo tự tin biết tin tưởng bản thân, lắng nghe người khác và chấp nhận quan điểm của họ. Họ dễ dàng xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả, truyền cảm hứng cho cấp dưới và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời. Ngạo mạn, mặt khác, có thể được xem là sự thiếu tôn trọng. Lúc này, mọi thứ chỉ xoay xung quanh bạn và tư duy: “Tôi luôn luôn đúng” mà bạn tạo ra.

Để trở thành một lãnh đạo giỏi, bạn cần đi trên ranh giới của sự kiêu ngạo và tự tin. Những người quản lý thành đạt luôn là những người thực tế, sâu sắc và khiêm tốn trong mối quan hệ của mình với nhân viên.

Trên thực tế, một lãnh đạo kiêu ngạo thay vì tự tin có thể gây ra những tác động tiêu cực cho tổ chức họ đang làm việc, thậm chí chính bản thân họ. Họ rút cạn nhiệt huyết của nhân viên và là nguyên nhân gây nên tỉ lệ nghỉ việc cao ngất trời.

Tự tin và kiêu ngạo: Ranh giới mỏng manh phân biệt giữa một người lãnh đạo và một kẻ lạm quyền - Ảnh 1.

Vậy thì, làm thế nào để nhận ra khi sự tự tin của leader ngày càng tiệm cận sự kiêu căng? Hãy cùng theo dõi 8 điểm dấu hiệu sau:

Họ tin rằng họ là người thông minh nhất

Những người kiêu ngạo có tư tưởng rằng họ luôn là những người dẫn đầu. Bất cứ khi nào có ý kiến trái chiều, họ sẽ ngay lập tức bác bỏ chúng. Họ tranh cãi để chứng minh là mình đúng. Những lãnh đạo với bản tính tự đắc luôn xem thường những người bất đồng quan điểm với họ. Họ không thích bị thách thức hay tra khảo. Điều này khiến cho đồng nghiệp và cấp dưới họ luôn chấp nhận vô điều kiện bất cứ quyết định nào được đưa ra, từ đó làm giảm năng lực sáng tạo của cả một tập thể.

Trái lại, một lãnh đạo tự tin luôn hỏi ý kiến đánh giá từ đồng nghiệp, khách hàng của anh ta. Anh ta có niềm tin vào bản thân để nghe và chọn lọc những ý kiến mang tính đóng góp nhất.

Họ không chịu học hỏi

Không chỉ cho rằng mình là người đẳng cấp nhất, những leader kiêu căng luôn từ chối mọi cơ hội học hỏi. Họ nghĩ rằng họ biết mọi thứ và có thể một tay vận hành việc kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, vì họ không biết cách tận dụng tinh hoa, kinh nghiệm của người khác, họ chỉ có thể dậm chân tại chỗ. Những người tự tin, ngược lại, giữ thái độ cầu tiến không ngừng cải thiện mọi khía cạnh trong năng lực của họ. Họ chủ động tìm kiếm kiến thức và tin tưởng học hỏi từ sự thông tuệ của những người xung quanh.

Một lãnh đạo thực thụ phải có sự tự tin để làm việc độc lập, có lòng dũng cảm để đưa ra những quyết định khó khăn và có sự đồng cảm để lắng nghe thấu hiểu người khác. Không phải những phẩm chất sinh ra đã có mà chính là một quá trình hành động và lòng nhiệt huyết là thứ tạo nên người dẫn đầu.

Họ không dám nhận lỗi

Những kẻ khoa trương không bao giờ nhận lỗi về phía mình mà luôn đổ cho người khác. Họ đổ lỗi khi mọi việc không đi theo quỹ đạo ban đầu, không chịu trách nhiệm trước bất cứ hành động hay lỗi lầm nào họ mắc phải. Họ đơn giản không tin tưởng vào sự hối lỗi.

Những người lãnh đạo tự tin thì khiêm tốn, sẵn sàng nhận sai và rút kinh nghiệm để những lỗi lầm đó không bao giờ lặp lại nữa. Họ không xem mắc lỗi là một khuyết điểm. Họ không cầu toàn và hiểu rằng không có gì là tuyệt đối. Vì thế, họ trở thành hình mẫu ở nơi làm việc của họ.

Họ thiếu kỹ năng lắng nghe

Người lãnh đạo kiêu kỳ không bao giờ lắng nghe với sự đồng cảm. Họ bận rộn với việc riêng của mình và đặt nó lên hàng đầu thay vì giải quyết các vướng mắc của nhân viên mình.

Những lãnh đạo tự tin là người biết lắng nghe. Họ khiến cấp dưới của mình thấy thoải mái và yên lòng bởi sự tận tâm, kiên nhẫn và đồng cảm họ luôn thể hiện.

Họ coi mình là trung tâm

Những lãnh đạo khoa trương luôn đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích chung của một tập thể. Họ không bao giờ ra quyết định vì quyền lợi của tổ chức.

Những lãnh đạo tự tin, trái lại, luôn ưu tiên cấp dưới của mình, ủng hộ và truyền cảm hứng cho họ hoàn thành mục tiêu. Họ giúp người khác tiến bộ bằng cách truyền đạt tri thức của bản thân và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả.

Họ sử dụng ngôn từ mang tính mỉa mai

Tự tin và kiêu ngạo: Ranh giới mỏng manh phân biệt giữa một người lãnh đạo và một kẻ lạm quyền - Ảnh 2.

Những lãnh đạo với tính kiêu ngạo không ngần ngại sử dụng những từ ngữ mang tính sát thương khi nói về người khác như “thật ngu ngốc”. Sự kiêu ngạo thể hiện ngay trong cách họ giao tiếp. Ví dụ như luôn lên giọng để bảo vệ ý kiến của mình hay xúc phạm cấp dưới trước mặt nhiều người khác.

Những người lãnh đạo như vậy làm người khác chán nản và chính họ đã đánh mất lòng trung thành của đồng nghiệp. Một lãnh đạo thông minh luôn cư xử đúng mực và lịch sự.

Họ luôn cảm thấy bất an

Một người lãnh đạo khoa trương luôn giấu sự bất an trong lòng. Họ cần sự tán dương từ bên ngoài và vì thế họ luôn tự trấn an rằng họ là người giỏi nhất. Về lâu về dài, việc này kéo theo thói quen soi mói và chỉ trích lỗi sai của đồng nghiệp. Họ không ngừng so sánh bản thân với những người khác và thấy hả hê trước thất bại của những người xung quanh.

Một lãnh đạo thực thụ không cần sự tán dương từ người khác và anh ta cũng không so sánh bản thân mình để cảm thấy mình là một người tốt.

“Một người lãnh đạo luôn có hướng đi, đi đúng hướng và cho người khác thấy hướng đi của mình.” – John Maxwell.

Họ tự ca ngợi bản thân

Tự tin và kiêu ngạo: Ranh giới mỏng manh phân biệt giữa một người lãnh đạo và một kẻ lạm quyền - Ảnh 3.

Những lãnh đạo phô trương không ngừng khoe khoang về thành tựu của họ. Họ thích nói về mục tiêu của mình nhưng không bao giờ công nhận công sức mà người khác bỏ ra cũng như tin rằng đồng nghiệp mình không đáng nhận được sự đánh giá tốt.

Những người lãnh đạo thông minh lại nhận ra sự nỗ lực trong nhân viên của mình bằng cách xây dựng cho họ lòng tin. Họ tuyên dương nhân viên trước tập thể và trò chuyện với cấp dưới nhiều nhất có thể.

Trở nên tự tin mà không kiêu ngạo là một thử thách mà mọi nhà lãnh đạo cần vượt qua. Để làm việc tự tin mà không trở nên ngạo mạn, hãy kiểm điểm bản thân thường xuyên.

Khiêm tốn thực chất là cách tốt nhất để bày tỏ sự tự tin. Một lãnh đạo khiêm nhường luôn có sự nhận thức và lòng tự tôn để truyền cảm hứng cho người khác.

Hãy đối xử tốt hơn với bản thân, thừa nhận khuyết điểm của mình, có trách nhiệm với mọi hành vi bạn làm và ngưng so sánh bản thân với đồng nghiệp để tránh trở nên kiêu ngạo nhé!

Sàn vàng thế giới
Ngoại hối Forex
Bitcoin